Nên làm gì khi bé la hét, tức giận? Mẹ nên xử lý như thế nào để giúp bé mau bình tĩnh trở lại và không trở thành thói xấu cho tính cách của bé sau này.
Bố mẹ nên làm gì khi bé la hét?
Thông thường trẻ nhỏ thường chưa có khả năng xử lý, điều phối cảm xúc của bản thân. Bé thường bộc lộ ra bên ngoài bằng cách đánh vào đồ vật, người thân, ném đồ, giãy giụa, khóc lóc, gào thét, …
Chính vì vậy, nếu mẹ có con nhỏ trong độ tuổi chập chững, mẫu giáo, đặc biệt là các bé 2-3 tuổi thì mẹ cần hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như trên là một phần tất yếu của phát triển tâm sinh lý trẻ nhỏ.
Thời điểm con la hét, tức giận, con sẽ cảm thấy như thế nào?
Phần lớn trẻ sẽ không kiểm soát được bản thân.
Con không sẵn sàng để nghe bất kỳ lời giải thích, lý lẽ nào.
Lúc này trẻ cần người thấu hiểu mình.
Bé vẫn luôn muốn mình được quan tâm, chú ý.
Vào thời điểm nhạy cảm này, điều quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm được chính là giúp bé xử lý với các xúc của mình. Thay vì cố gắng xông vào chấm dứt cơn la hét của trẻ, bố mẹ nên ôm bé, dẫn bé ra một nơi yên tĩnh.
Cách này nhằm mục đích để bé hiểu rằng không phải con bị phạt mà là bố mẹ đang cố gắng ở bên bé, tách bé ra khỏi không gian cảm xúc cũ tiêu cực.
Xử lý thế nào với chuyện la hét của trẻ?
Khi bé đang có vấn đề về cảm xúc, vùng não kiểm soát lý trí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, điều đầu tiên mà bố mẹ cần làm chính là giúp bé trấn tĩnh lại bằng các cách như:
– Lắng nghe trẻ nhiều hơn, nói ít đi, đợi cho bé sẵn sàng trở lại, kiên nhẫn và kiên định.
– Không cần thiết phải phải rao giảng quá nhiều.
– Thể hiện tình yêu với bé thông qua việc ôm trẻ, dùng cách nói để phản ánh lại cảm xúc của trẻ như “Mẹ hiểu là con đang giận, con có thể khóc. Khi nào con dễ chịu hơn thì lại đây với mẹ nhé!”. Nên nhớ là bố mẹ luôn ở bên trẻ trong thời điểm này, tuyệt đối không bỏ mặc bé một mình.
– Cho phép bé được gào khóc tại nơi phù hợp, không làm ảnh hưởng đến người khác như trong quán ăn hay bệnh viện, …
– Bản thân bố mẹ cũng phải kiểm soát được cảm xúc của mình.
– Hướng dẫn bé cách giải tỏa cảm xúc khi con tức giận. Nói cho bé phạm vi của việc giải tỏa cảm xúc như con có thể ném bóng ở đây, tô màu cho bình tĩnh lại, …
– Sẵn sàng đón nhận bé khi bé bình tĩnh trở lại chứ không nên lạnh nhạt, bày tỏ thái độ xa lánh bé, …
– Cho con được lựa chọn (theo hướng tích cực) thay vì khăng khăng ép bé phải làm theo một điều nhất định.
Trường hợp bé cố gắng cãi lại bố mẹ
– Tạm thời bố mẹ cần ngừng “cố cãi” lấy được với con trước.
– Không giải thích nhiều khi bé đang bùng nổ.
– Làm gương cho bé về cảm xúc tích cực.
Theo The Asianparent
Xem thêm bài liên quan:
Cảm xúc của trẻ có bị ảnh hưởng từ cảm xúc của cha mẹ không?
Bạo hành cảm xúc bằng lời nói – kẻ giết người thầm lặng trí tuệ cảm xúc của con trẻ!
Góc bình yên cho con – Xây dựng kỹ năng bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc