Mách mẹ 4 loại lá tắm cho bé an toàn, lành tính lại dễ kiếm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm, cần được chăm sóc hằng ngày thật cẩn thận. Nhiều bà mẹ vẫn đang tin dùng các loại lá tắm cho bé trong dân gian truyền lại vì nhiều công dụng của các loại lá này cũng như sự an toàn, lành tính của chúng. Nếu mẹ vẫn đang băn khoăn về cách chọn lá tắm cho bé thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Khi nào nên dùng các loại lá tắm cho bé?

Các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh được lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay vì đặc điểm lành tính và dịu nhẹ của lá. 1 số loại còn giúp ngăn ngừa bệnh về da, giúp da bé trở nên mềm mại và mịn màng hơn.

Theo Đông y, mẹ có thể sử dụng các loại lá tắm trong các trường hợp sau:

  • Điều trị 1 số bệnh da liễu
  • Chữa rôm sảy và mụn nhọt.
  • Hạn chế tình trạng chốc lở, mụn mủ,...

Tuy nhiên, khi sử dụng lá tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ phải thực sự cẩn thận bởi việc lạm dụng các loại lá này quá nhiều có thể gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ. Đồng thời, những loại lá không rõ nguồn gốc sẽ không đảm bảo được tính an toàn khi tiếp xúc trên da bé và có thể gây tác hại đến sức khỏe của trẻ nhiều hơn.

Một số loại lá tắm cho bé an toàn mà lại dễ kiếm

Dùng lá khế tắm cho bé

Khế là loại cây được trồng để lấy quả và phủ bóng mát. Nhiều mẹ cũng biết rằng lá khế có công dụng điều trị rôm sảy và nổi mề đay. Ngoài ra, nó có thể khiến da bé mịn màng và mềm mại hơn nên thường được các mẹ tin dùng để tắm cho trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mẹ chuẩn bị khoảng 1 nắm lá khế tươi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối
  • Để ráo nước sau đó đem đi giã nát cùng với một ít muối hạt
  • Vắt lấy nước và có thể pha với nước ấm để tắm cho bé
  • Khi vắt lấy nước lá khế, mẹ nên sử dụng ngay, tránh để quá lâu trong không khí hoặc để qua đêm sẽ làm giảm tác dụng của lá.

Lá cây kinh giới

Kinh giới là loại rau gia vị thường có mặt trong bữa ăn của gia đình Việt. Nhưng ít người biết rằng loại cây này còn có thể sử dụng làm mát cho bé vào những ngày nóng bức. Bên cạnh đó, những thành phần hoạt chất trong lá loại cây này còn có tác dụng chữa hăm và ngứa hiệu quả.

Cách thực hiện

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mẹ rửa sạch lá kinh giới và ngâm vào nước muối
  • Sau đó đem đi giã nát với một ít muối
  • Chắt lấy nước và bỏ bã
  • Đem pha với nước và tắm cho bé.

Lá cây sài đất

Sài đất có vị ngọt chua, tính mát, được dùng để thanh nhiệt, giải độc và chữa mụn nhọt, rôm sảy ở bé hay bị viêm tấy ngoài da. Không những thế người ta còn sắc cây sài đất phơi khô để giải cảm, viêm họng, viêm phế quản, ho gà, phòng sởi...

Cách thực hiện

  • Mẹ chuẩn bị khoảng một nắm lá sài đất và mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút
  • Đun sôi 1 nồi nước sau đó vò nát lá sài đất rồi cho vào nồi
  • Sau khoảng 5 phút mẹ có thể tắt bếp
  • Đợi nước nguội đi thì mang đi tắm cho bé.

Lá chè xanh

Chè xanh là một loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe con người, ngoài công dụng làm nước uống để thanh nhiệt, giải độc, nó còn có hiệu quả rất tốt trong việc sát khuẩn và kháng viêm nhẹ nhàng trên làn da của bé. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có công dụng rất tốt trong việc hạn chế hăm tã, chữa trị các bệnh da liễu và ngăn ngừa tình trạng lở loét hiệu quả.

Cách thực hiện

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mẹ chuẩn bị 1 nắm chè xanh tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối trong vòng 15 phút
  • Cho lá chè xanh cùng với 1 lượng nước vừa đủ vào nồi và đun sôi cùng với 1 ít muối
  • Sau khoảng 30 phút mẹ có thể tắt bếp
  • Lọc lấy nước và bỏ bã
  • Đợi nước nguội thì có thể mang đi tắm cho bé
  • Tắm cho bé từ 1 - 2 lần/tuần.

Lưu ý khi sử dụng các loại lá tắm

  • Tất cả các loại lá mẹ đều phải trải qua quá trình đun sôi và để nguội thì mới sử dụng được cho bé
  • Để đảm bảo an toàn, mẹ nên thử nước lá tắm lên trên một vùng da nhỏ của bé và theo dõi. Điều này sẽ làm hạn chế nguy cơ kích ứng xảy ra trong quá trình tắm.
  • Cần đảm bảo các loại lá tắm không bị nhiễm bẩn, nên chọn lá có nguồn gốc rõ ràng, không phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật, nếu có thể hãy tự trồng tại vườn nhà để đảm bảo chất lượng.
  • Sau khi tắm bằng nước lá, các mẹ nên cho bé tắm lại bằng nước ấm để loại bỏ các cặn bã bám trên lá.
  • Đối với vùng da của bé xuất hiện các vết trầy xước, sưng mủ, viêm nhiễm nặng thì mẹ không nên sử dụng phương pháp này.

Lời kết

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp chị em có thêm kiến thức hữu ích về cách tắm lá cho trẻ sơ sinh. Khi thực hiện, mẹ nên quan tâm đến vấn đề vệ sinh và tham khảo cách dùng đúng. Chúc bé yêu của các mẹ luôn khỏe mạnh!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi