Các kỹ năng sống theo độ tuổi bé nên có

Việc dạy các kỹ năng sống của con trẻ không chỉ quan trọng trong việc tự chăm sóc cho bản thân bé - việc đó cũng cho phép bé cảm thấy có quyền, làm việc về xã hội hóa và lý luận, và giúp phát triển lòng tự trọng lành mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các kỹ năng sống theo độ tuổi là thứ cực kỳ quan trọng cho trẻ trong giai đoạn phát triển. Bố mẹ cần tìm hiểu để giáo dục cho bé trong thời điểm này.

Dưới đây là danh sách các kỹ năng phù hợp với từng lứa tuổi –  sẽ giúp chuẩn bị cho con của bạn trong từng giai đoạn của cuộc đời từ mẫu giáo cho đến khi trưởng thành tự bay với cuộc sống của mình.

Lứa tuổi 2-3: Chăm sóc cơ bản

Đây là độ tuổi khi con bắt đầu học các kỹ năng sống cơ bản. Đến ba tuổi, con của bạn có thể làm những kỹ năng sau:

  • Giúp dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi.
  • Tự mặc quần áo, mang giầy (với sự giúp đỡ của bạn).
  • Xấp và cát đồ của mình vào đúng ngăn tù của mình.
  • Dẹp tô/ chén sau khi ăn.
  • Có thể giúp mẹ dọn cơm, bê và lấy chén đũa …
  • Đánh răng và rửa mặt với sự trợ giúp.

4-5 tuổi: Tên và số lượng thì quan trọng

Khi con của bạn đạt đến độ tuổi này, các kỹ năng an toàn nằm trong danh sách mà con nên biết như sau:

  • Tên đầy đủ, địa chỉ và số điện thoại nhà
  • Cách gọi khẩn cấp.
  • Con của bạn cũng nên học cách:
    • Thực hiện các công việc dọn dẹp đơn giản như lau bụi và dọn dẹp bàn sau bữa ăn.
    • Có thể chăm sóc thú nuôi như cho ăn.
    • Xác định mệnh giá tiền tệ, và hiểu khái niệm rất cơ bản về cách sử dụng tiền.
    • Đánh răng, chải tóc, và rửa mặt mà không cần sự trợ giúp.
    • Trợ giúp với việc giặt quần áo cơ bản, như để mặc quần áo, vàđem quần áo vào máy giặt, sử dụng máy giặt nếu có thể.
    • Chọn quần áo của riêng mình để mặc.

Độ tuổi từ 6-7: Kỹ thuật nấu cơ bản

Trẻ ở lứa tuổi này có thể bắt đầu giúp nấu ăn, và có thể học để:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các kỹ năng sống theo độ tuổi bé nên có!

  • Trộn, khuấy, và cắt bằng dao, kéo.
  • Thực hiện một bữa ăn cơ bản, chẳng hạn như làm bánh sandwich.
  • Bỏ rác
  • Rửa bát đĩa.
  • Con của bạn cũng nên học cách:
    • Sử dụng chất tẩy rửa gia đình cơ bản một cách an toàn.
    • Lau dọn phòng tắm
    • Sắp xếp, dọn dẹp giường ngủ
    • Có thể tự tắm.

Độ tuổi 8-9: Niềm tự hào về sở thích cá nhân

Tuổi này, con bạn nên tự hào về đồ dùng cá nhân của mình và chăm sóc chúng đúng cách. Điều này bao gồm khả năng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các kỹ năng sống theo độ tuổi bé nên có!

  • Gấp quần áo
  • Học may vá, hay sữa chữa đơn giản.
  • Chăm sóc đồ chơi ngoài trời như xe đạp hoặc lau giày của mình.
  • Con của bạn cũng nên học cách:
    • Chăm sóc vệ sinh cá nhân mà không cần nhắc nhở nữa
    • Sử dụng chổi và đồ lau nhà đúng cách.
    • Có thể đọc một công thức và chuẩn bị một bữa ăn đơn giản.
    • Giúp tạo một danh sách mua sắm thức ăn hằng ngày.
    • Đếm và đổi tiền.
    • Có thể viết tin nhắn bằng điện thoại.
    • Trợ giúp với các nhiệm vụ làm cỏ đơn giản như tưới nước và làm vườn nếu có.
    • Đổ rác.

Độ tuổi 10-13: Đạt được sự độc lập

Mười là độ tuổi khi con của bạn có thể bắt đầu thực hiện nhiều kỹ năng độc lập. Con nên biết làm thế nào để:

  • Ở nhà một mình.
  • Đi đến cửa hàng và tự mua sắm.
  • Thay đổi tấm trải giường của riêng mình.
  • Sử dụng máy giặt và máy sấy.
  • Lập kế hoạch và chuẩn bị một bữa ăn với nhiều thành phần.
  • Sử dụng lò nướng hoặc nướng thức ăn.
  • Con của bạn cũng nên học cách:
    • Đọc nhãn.
    • Sắp quần áo của anh ấy.
    • Học cách sử dụng các dụng cụ cầm tay cơ bản.
    • Có thể chăm sóc các anh chị em ruột hoặc hàng xóm.

Độ tuổi từ 14-18: Có nhiều kỹ năng nâng cao hơn

Đến 14 tuổi, con của bạn nên có một kỹ năng rất tốt của tất cả các kỹ năng trước đó. Trên hết, con cũng có thể:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thực hiện nhiều công việc dọn dẹp và bảo dưỡng phức tạp hơn, chẳng hạn như thay đổi túi hút bụi, lau chùi bếp, và rãnh thoát nước.
  • Có thể đem xe đi bơm bánh, vá và sữa chữa…
  • Đọc và hiểu nhãn thuốc và liều lượng.
  • Phỏng vấn và nhận việc làm.
  • Chuẩn bị và nấu các bữa ăn.

Nguồn – Family Education.com

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis