Để trải lời câu hỏi kinh nguyệt không đều có thai không, chị em trước hết cần xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều của mình là gì.
Kinh nguyệt không đều là một vấn đề khá phổ biến hiện nay ở nữ giới. Tình trạng này có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định đến quá trình thụ thai và sinh con. Tuy nhiên điều đó còn tùy thuộc vào nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều.
Kinh nguyệt không đều có thai không? Vẫn có thai nhưng khó khăn hơn
Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên, quá trình này thường gặp khó khăn. Người có kinh nguyệt không đều có thể không rụng trứng mỗi tháng hoặc rụng trứng tại các thời điểm khác nhau trong tháng. Điều này khiến ta không nắm bắt được thời gian rụng trứng, gây khó khăn cho quá trình thụ thai.
Không những vậy, chu kỳ kinh nguyệt không đều còn ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng và thụ thai. Rụng trứng không theo chu kỳ hoặc không thường xuyên chiếm 30 – 40% trong các trường hợp vô sinh. Có trường hợp phụ nữ vẫn rụng trứng mà không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt (không có máu kinh). Điều này thường xảy ra khi một người đã từng phẫu thuật tử cung hoặc sử dụng thuốc nội tiết tố.
Ngược lại, một số phụ nữ xuất hiện kinh nguyệt nhưng lại không xảy ra quá trình rụng trứng. Trường hợp này là do niêm mạc tử cung trở nên quá dày, không ổn định. Chúng tự bong ra, tạo thành máu tương tự như kinh nguyệt.
Một số bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng mang thai hoặc gây vô sinh
Một số bệnh lý sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Chúng cản trở việc rụng trứng khiến người nữ rất khó mang thai, thậm chí vô sinh.
Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp điều chỉnh các hormone và quá trình trao đổi chất. Bệnh lý hoặc rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Theo nghiên cứu, 14% phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Vấn đề này cũng là nguyên nhân gây cản trở quá trình thụ thai bình thường.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Đây là hiện tượng buồng trứng không rụng trứng. Chúng làm ảnh hưởng đến lượng progesterone, gây mất cân đối tỉ lệ estrogen-progesterone trong cơ thể. Phụ nữ bị hội chứng này thường dễ bị rong huyết. Đây là trường hợp không có chu kỳ kinh thật sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều.
Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh do rối loạn kinh nguyệt. Hội chứng này có thể do di truyền hoặc do lối sống thiếu khoa học tạo thành.
Bệnh lý tử cung, nội mạc tử cung
Sau nạo thai, viêm nội mạc tử cung cũng sẽ làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do gây dính buồng tử cung, gây vô kinh thứ phát. Một số bệnh lý khác như u xơ tử cung, polyp nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,… gây rong huyết. Những bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai nữ giới, thậm chí gây vô sinh.
Suy buồng trứng sớm
Là tình trạng buồng trứng mất chức năng trước tuổi 40. Những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong nhiều năm.
Các nguyên nhân thông thường không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của nữ giới
Căng thẳng, stress
Căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress… làm cho tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol. Loại hormone này ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Hai loại hormone này có nhiệm vụ điều hòa kinh nguyệt.
Thay đổi nội tiết tố
Trong suốt thời kỳ sinh sản của mình, người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn. Từ lúc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh đến mãn kinh. Những sự thay đổi này gắn liền với thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, cơ thể phải mất một thời gian để ổn định.
Tăng hoặc giảm cân
Những biến động trong cân nặng của phụ nữ có thể tác động lên tuyến yên. Từ đó tạo ra sự mất cân bằng hormone, gây rối loạn chu kỳ rụng trứng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Sử dụng chất kích thích
Sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê)… làm thay đổi nồng độ hormone, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.
Tập thể dục quá sức
Tập luyện quá mức làm tiêu hao rất nhiều năng lượng, làm thay đổi hoạt động thông thường của các cơ quan trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, có thể gây vô kinh thứ phát.
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc tránh thai làm nội tiết tố nữ thay đổi làm rối loạn kinh nguyệt. Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, dài ngày hoặc các thuốc hormone cũng có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Giải pháp điều trị kinh nguyệt không đều
Để điều hòa kinh nguyệt trở về bình thường, chị em cần có một lối sống sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Một số điều bạn cần chú ý:
Giữ tinh thần thoải mái
Nhiều chị em vì quá mong con nên tự gây áp lực cho bản thân, lo sợ không biết kinh nguyệt không đều có thai không. Thực tế cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, stress, mất ngủ, … cũng có thể gây ra tình trạng này. Giữ tinh thần thoải mái, tâm sinh lý ổn định là điều cần thiết và hiệu quả để giữ kinh nguyệt đều đặn.
Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Rối loạn kinh nguyệt gây thiếu máu, mệt mỏi. Vì vậy một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ hợp lý là liều thuốc tự nhiên giúp điều hòa kinh nguyệt cho chị em.
Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai có thành phần chủ yếu là hai loại hormone sinh dục nữ là estrogen và progesterone. Sử dụng thuốc tránh thai làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Khi hormone bị mất cân bằng, trứng sẽ không rụng gây chậm kinh hoặc vô kinh. Vì thế hãy hạn chế sử dụng sản phẩm này khi bị kinh nguyệt không đều.
Thay lời kết
Các biện pháp trên tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc điều trị kinh nguyệt không đều. Khi thực hiện các biện pháp này thời gian dài mà vẫn chưa có “tin vui”, các chị em cần đến các cơ sở khám uy tín để được tư vấn.
Xem thêm
Cách dễ thụ thai cho chị em kinh nguyệt không đều sớm có con
Chị em chú ý – Kinh nguyệt không đều coi chừng vô sinh
Vô sinh nguyên phát là gì và có thể chữa trị được không?