Kinh nghiệm sinh con lần đầu - Mách mẹ cách chuẩn bị đồ dự sinh và hướng dẫn rặn đẻ khi chuyển dạ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kinh nghiệm sinh con lần đầu chắc hẳn là điều mà chị em mang thai lần đầu rất cần đến. Quá trình vượt cạn là nỗi lo lớn nhất khi ngày con yêu ra đời sắp đến. Để chuẩn bị cho quá trình này, hãy tìm hiểu về những dấu hiệu chuyển dạ, cách rặn đẻ và những vật dụng cần chuẩn bị nhé.

Mẹ chưa có kinh nghiệm sinh con lần đầu nên chuẩn bị đồ như thế nào khi đi sinh?

Dưới đây là danh sách những vật dụng cơ bản cần thiết khi đi sinh dành cho mẹ. Tuỳ vào tình trạng và cơ sở vật chất ở bệnh viện, các mẹ và gia đình có thể chủ động thêm bớt vào danh sách nhé.

Giấy tờ tuỳ thân cần thiết

  • Chứng minh nhân dân
  • Bản sao sổ hộ khẩu
  • Thẻ bảo hiểm y tế
  • Sổ khám thai và các loại giấy tờ xét nghiệm, siêu âm gần nhất

Trừ sổ khám thai và giấy tờ xét nghiệm thì các loại giấy tờ còn lại bnên photo sẵn. Số lượng là ít nhất 2 bản mỗi loại. Chúng sẽ rất cần thiết khi bạn làm thủ tục nhập viện và giấy chứng sinh cho bé

Đồ dùng cho thai phụ

  • 2-3 bộ quần áo hay váy rộng mặc ở bệnh viện. Nên chọn loại áo hay váy có nút trước ngực để dễ thao tác nếu cho bé bú
  • 1 trang phục mặc khi xuất viện
  • 5 chiếc áo lót (loại dành riêng cho con bú)
  • 4 – 5 đôi vớ
  • 3 – 4 lốc quần lót loại dùng 1 lần
  • 3 bịch băng vệ sinh loại dành cho bà đẻ
  • 4 – 5 miếng lót chống thấm
  • 2 – 3 chiếc khăn tắm
  • Bột kit vệ sinh cá nhân
  • Khăn giấy ướt

Đồ dùng cho bé yêu

  • Quần áo: khoảng 5 bộ cho bé.
  • 1 bịch tã giấy sơ sinh
  • 2 – 3 cái mũ, 3 -4 bộ bao tay và vớ
  • Vài chiếc khăn mềm khổ lớn
  • Khoảng 10 khăn xô nhỏ, 1 – 2 khăn xô lớn
  • Một bộ gối cho bé
  • 1 hộp sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, bình sữa, muỗng inox nhỏ, ly nhỏ, dụng cụ rửa bình sữa và dung dịch rửa bình sữa
  • Một vài đồ dùng khác như: Bông gòn, tăm bông, rơ lưỡi, nước muối sinh lý, kem chống hăm

Kinh nghiệm sinh con lần đầu: dấu hiệu mẹ sắp sinh

Dấu hiệu chuyển dạ của mẹ sinh con so với các mẹ đã sinh con thật sự không có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, thường phụ nữ trải qua kinh nghiệm sinh con lần đầu thì thời gian chuyển dạ sẽ lâu hơn.

Sa bụng (tụt bụng)

Tầm vài ngày đến 1 tuần trước khi chào đời, em bé sẽ di chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của mẹ, phần đầu của bé quay xuống vị trí thấp nhất trong tử cung.

Đau lưng dưới

Với tình trạng sa bụng và do em bé đã lớn, lưng bị một áp lực lớn. Đồng thời cũng làm dây chằng cổ tử cung, xương chậu bị kéo giãn khiến cảm giác đau nhức xuất hiện.

Bung nhớt hồng

Trong suốt thời gian mang thai, ở vị trí chỗ nối cổ tử cung và âm đạo luôn có một nút nhầy vững chắc. Chất nhầy này có màu trong suốt, hoặc trắng đục, có khi nhuốm chút máu tươi hoặc ngả nâu, có thể đặc sệt hoặc dính. Khi cổ tử cung bắt đầu mở ra, nút nhầy sẽ bị bung ra và thoát ra ngoài cửa âm đạo như một chút nhầy nhớt, có màu hồng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xuất hiện cơn gò tử cung

Các cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệ rõ ràng cho việc bé yêu sắp ra đời. Những cơn đau co thắt này có thể diễn ra trong 1 vài tuần hay vài ngày trước khi sinh. Tuy nhiên, khi càng gần thời điểm bé ra đời, các cơn đau này sẽ co thắt mạnh hơn, dày đặc hơn cho dù mẹ có đổi tư thế thế. Khi cơn gò và đau quặn thắt, dữ dội và khó chịu với tần suất càng dày đặc thì đó là lúc mẹ nên vào bệnh viện.

Vỡ ối

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho việc chuyển dạ mà chắc chắn dù mẹ chưa có kinh nghiệm sinh con lần đầu cũng biết. Lúc này gia đình nên đưa mẹ ngay đến bệnh viện. Tuy rằng em bé chưa chào đời liền khi vỡ ối, nhưng đây là lúc mẹ cần sự theo dõi và can thiệp từ bác sĩ sản khoa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các dấu hiệu khác cho mẹ cần tìm hiểu về kinh nghiệm sinh con lần đầu

  • Đi tiểu nhiều hơn, thậm chí có thể tiểu són, són ra phân
  • Chuột rút, đau hai bên háng nhiều hơn. Mẹ sinh con lần đầu thường cảm nhận rõ rệt hơn.
  • Cảm nhận được sự linh hoạt trong các khớp

Kinh nghiệm sinh con lần đầu: cách thở và rặn đẻ dễ dàng

Thở như thế nào khi cơn gò tử cung xuất hiện?

  • Thở nhanh dần, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng
  • Khi cơn đau tăng, thở nhanh và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần
  • Đau càng nhiều thì thở càng nhanh
  • Thở tạo được tiếng rít như tiếng huýt sáo nhỏ là mẹ đã thở đúng
  • Khi cơn đau giảm dần thì thở chậm, thở sâu hơn, giảm dần tần suất nhịp thở, tập trung thư giãn toàn thân.

Rặn đẻ như thế nào là dễ dàng nếu bạn chưa có kinh nghiệm sinh con lần đầu

  • Thông thường mẹ sẽ bắt đầu rặn khi bác sĩ yêu cầu, rặng đúng cách sẽ giúp đẩy thai ra khỏi bụng mẹ và ống sinh dục.
  • Trước khi rặn: hít một hơi thật sâu rồi nín thở; ngậm chặt miệng, hai tay nắm vào hai thành bàn sinh, chân đạp mạnh vào bàn đạp.
  • Và sau đó dồn hơi rặn mạnh đẩy hơi xuống vùng bụng, để thai nhi được đẩy ra ngoài.
  • Sau mỗi lần rặn đẻ, mẹ nên nghỉ khoảng 50 – 60 giây để bình tĩnh hơn và chuẩn bị cho cơn gò thứ hai.
  • Rặn khi cơn co tử cung đang diễn ra mới mang lại hiệu quả cao. Sự kết hợp giữa lực của cơn gò tử cung, lực rặn của sản phụ và và lực đẩy của nhân viên y tế sẽ giúp bé ra đời tự nhiên một cách dễ dàng.

Kinh nghiệm sinh con lần đầu ở mỗi thai phụ sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ nhiều cơn đau, nước mắt, và khoảnh khắc ý nghĩa. Đặc biệt là khi nghe tiếng con yêu khóc chào đời.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu