Kinh nghiệm mang thai sau lưu do chuyên gia sản khoa hướng dẫn để đảm bảo thành công cho lần mang thai kế tiếp. Trong đó chị em cần đặc biệt chú ý tới 4 điều này.
Tình trạng thai lưu có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản lần kế tiếp hay không?
Theo ThS. BS. Ngô Thị Yên, Khoa Khám bệnh – BV Từ Dũ cho biết. Khi gặp phải tình trạng thai lưu, các bác sĩ thường kê thuốc để gây sẩy thai cho người bệnh. Điều này có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ dễ bị rối loạn tạm thời. Kéo theo việc tính toán ngày rụng trứng trở nên không chính xác cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thụ thai.
Tuy nhiên, phần lớn tình trạng thai lưu không liên quan gì đến vấn đề hiếm muộn hay vô sinh. Chính vì vậy mẹ bầu đã từng bị thai lưu vẫn hoàn toàn có thể mang lại như bình thường.
Nhưng mẹ cần lưu ý một điều, để việc mang thai lần kế tiếp trở nên an toàn thuận lợi thì bạn cần lưu ý về cách chăm sóc sức khỏe trước và trong quá trình mang thai.
Kinh nghiệm mang thai sau lưu
Sau quá trình điều trị thai chết lưu, bạn cần phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cả về mặt tinh thần và sức khỏe ít nhất từ 3 tháng trở lên (bao gồm dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, kiêng sinh hoạt vợ chồng, hạn chế vận động nặng và thư giãn tinh thần) rồi mới nên có thai lại.
Trong đó, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
1. Khám sức khỏe trước khi mang thai
Sau khi đã lấy thai lưu ra, chị em cần chú ý tiếp tục thăm khám bác sĩ theo định kỳ để bảo đảm sức khỏe. Bên cạnh đó hai vợ chồng cũng nên thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ, siêu âm kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng,… để tăng khả năng có con sau khi đã bị thai lưu ở lần mang thai trước và chuẩn bị tinh thần khi bắt đầu mang thai lại.
Các xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai lại mà bạn cần thực hiện gồm:
- Xét nghiệm hội chứng antiphotpholipid được làm trong lúc thai lưu nhưng vẫn trong bụng mẹ hoặc trước 2 tuần sau khi hút thai
- Xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục (giang mai)
- Làm nhiễm sắc thể đồ tìm nhiễm sắc thể bất thường ở cả bố và mẹ
- Xét nghiệm phát hiện bất đồng nhóm máu RH
2. Tiêm phòng để mang thai sau khi thai lưu
Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine trước khi mang thai là cách tốt nhất phòng ngừa nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một số bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe thai kỳ cần phải tiêm phòng trước khi mang thai đó là: Viêm gan B, thủy đậu, sởi – quai bị – rubela, cúm, HPV.
Tuy nhiên do trước đó bạn đã từng mang thai nên tốt nhất là bạn cần đi khám để được bác sĩ chuyên môn tư vấn xem nên tiêm thêm những loại vắc xin gì hay những vắc xin nào mà bạn đã tiêm trước đó vẫn còn tác dụng. Ngoài ra sau khi tiêm vắc xin bạn cũng sẽ được bác sĩ nói rõ về thời gian có bầu trở lại nên thực hiện vào thời điểm nào là hợp lý nhất.
3. Kinh nghiệm mang thai sau lưu – Thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho lần mang thai kế tiếp
Sau thai lưu, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng để cơ thể sớm phục hồi. Chị em nên ăn nhiều rau và trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hãy lựa chọn các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt dê, … để tăng cường bổ sung chất sắt cho cơ thể. Các loại rau củ quả thì nên chọn bí ngô, súp lơ xanh, rau bina, nho, chuối, các loại hạt đậu, ngũ cốc, … cũng là thực phẩm giàu chất sắt.
Ngoài ra bạn cần bổ sung liều lượng axit folic hợp lý để có được một thai kỳ khỏe mạnh và giúp thai nhi phòng tránh dị tật, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Song song với chế độ dinh dưỡng lành mạnh nói trên, bạn cần chủ động kiêng các loại thực phẩm có hại cho cơ thể như đồ uống có cồn, đồ ăn tanh, thực phẩm chế biến sẵn, …
4. Quan hệ đúng lúc, đúng thời điểm để an toàn cho sức khỏe người vợ và thụ thai thành công
Sau thai lưu, sức khỏe của người phụ nữ thường bị suy giảm. Cảm giác đau buồn về tinh thần và mệt mỏi, đau đớn thể xác khiến nhu cầu tình dục cũng trở nên khó khăn hơn.
Bạn cần phải đợi ít nhất sau 3 tháng sau khi sảy thai tự nhiên mới nên mang thai trở lại hoặc tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thực hiện một số thăm khám chức năng trước khi lên kế hoạch sinh con. Vì lúc này, tử cung và âm đạo của người phụ nữ mới cơ bản bình phục và quay về tình trạng khỏe mạnh như ban đầu.
Do đó, tốt nhất là trong 3 tháng nói trên, bạn nên kiêng hoàn toàn “chuyện yêu” để cơ thể tập trung hồi phục, đảm bảo cho lần mang thai kế tiếp có tỉ lệ thành công cao.
Xem thêm:
- Những lưu ý cho mẹ bầu muốn có thai lại sau sảy thai
- Có thai lại sau thai lưu – Những vấn đề mẹ bầu cần biết
- Sau khi thai lưu có dễ có thai lại không và những điều chị em cần chú ý