BÁO ĐỘNG! Đã có rất nhiều trường hợp trẻ em Việt Nam tử vong do bị kiến ba khoang cắn mà không biết cách sơ cứu!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mặc dù mới chỉ đầu mùa mưa nhưng kiến ba khoang đã hoành hành ở nhiều nơi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe người dân.

Kiến ba khoang có mặt ở khắp nơi

Chia sẻ những bức hình bắt được rất nhiều kiến ba khoang tại căn hộ của mình, chị Giao Linh (đang sống tại quận 9, TP.HCM) cho biết chồng chị vừa bị kiến ba khoang làm lở loét khắp lưng. Vì mới sinh con gái 3 tháng tuổi, mẹ bỉm sữa này rất lo lắng, sợ con có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nếu chẳng may bị kiến "tấn công".

Điều đáng nói là chị Linh hiện đang sống ở 1 khu chung cư cao tầng. Sự xuất hiện của loài côn trùng nguy hiểm này ở những nơi tưởng chừng an toàn làm dấy lên nhiều lo ngại cho sức khỏe.

Bé 10 tuổi tử vong do bị kiến ba khoang cắn mà không biết sơ cứu!

Bé N.K.L 10 tuổi quê ở Hà Nội đã tử vong vì bị kiến ba khoang cắn. Được biết, trong ngày bị nạn, bố mẹ đưa bé xuống nhà bà ngoại ăn tiệc. Sau khi ăn xong bé chạy ra vườn chơi thì không may bị kiến cắn làm cho ngứa rát ở sườn và chảy máu. Theo người thân kể lại: “Con kiến đốt bé rất to, dài, thân chúng có màu đen cam với cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn còn có hai đuôi nhỏ”.

Bà của bé đã lấy dầu gió thoa vào vết thương khiến cho chiều hôm đó bé bị sốt cao rồi hôn mê sâu. Cha mẹ thấy vậy tức tốc đưa vào bệnh viện. Các bác sĩ đã chẩn đoán bé bị nhiễm độc của kiến ba khoang. Do không được cứu chữa kịp thời nên bé đã tử vong khiến cho cả gia đình bàng hoàng!

Nhiều người không biết cách khử trùng khi bị kiến cắn khiến da bị nhiễm trùng nặng

Tương tự là trường hợp của một em sinh viên tên Sơn 18 tuổi, theo như chị Nguyễn Thị Thanh Thúy cho biết: “Cách đây vài hôm tại hẻm này có em Sơn bị kiến ba khoang cắn gây nổi bóng nước khắp nơi. Do không biết cách khử trùng nên da bị nhiễm trùng nặng gây ngứa trên cơ thể, sau đó đã được bạn bè đưa đi bệnh viện để điều trị”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu không sơ cứu đúng cách, vết cắn của kiến ba khoang sẽ để lại hậu quả nặng nề

Không chỉ tại phía Bắc, qua lời kể của người dân sống tại huyện Nhà Bè, TP.HCM, tình trạng kiến ba khoang xuất hiện từ hai hôm trước. Lúc đầu chỉ vài con nhưng đến hiện tại thì ngày càng nhiều.

Thực tế đã có nhiều hộ dân bị tấn côn. Trong đó có gia đình nọ 4 người đều bị loài kiến này đốt. Từ trẻ nhỏ đến người lớn đến mức phải cấp cứu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thông tin chung về kiến ba khoang

Bác sĩ Lâm Bình Diễm, chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Quận 2 cho biết, thời điểm mùa hè và những ngày bắt đầu mưa là lúc loài côn trùng có độc tên khoa học là Paederus (hay kiến ba khoang) xuất hiện nhiều.

Kiến ba khoang (còn gọi là: kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, kiến cong…) có màu là các khoang đen – vàng cam xen kẽ, có thân mình thon dài như hạt thóc, dài 1 – 1,2cm. Loại côn trùng này có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, một đôi cánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới đôi cánh cứng ngắn, bay và chạy rất nhanh.

Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da) nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà sát hoặc bị giết.

Tổn thương do kiến ba khoang gây ra nghiêm trọng thế nào?

Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất này chủ yếu gây bỏng da và có thể nhầm với tổn thương khi bị zona thần kinh. Vết thương do kiến ba khoang đốt có đặc điểm sau:

  • Tổn thương thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay
  • Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám.Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lõm màu trắng vàng ở giữa
  • Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch
  • Thường đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân.

Bác sĩ Diễm thông tin thêm: "Bệnh thường sẽ ổn sau 5-7 ngày. Có những trường hợp nặng, tổn thương da nhiều hơn, nhất là ở nếp tay chân sẽ khiến vết thương lâu lành, gây khó chịu cho bệnh nhân.

Người dân cần hạn chế đập kiến ba khoang, chỉ nên gắp ra và phải đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được xử trí đúng cách".

Xử lý thế nào khi phát hiện loại kiến này?

  • Không nghiền nát, chà xát kiến khi thấy để tránh độc tố dính vào da thịt
  • Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố
  • Lấy nước sạch rửa chỗ kiến đốt rồi cho xà phòng vào, chú ý thao tác nhẹ nhàng nếu không sẽ làm trầy xước hoặc vỡ vết thương
  • Nhanh chóng bôi hồ nước (có bán ở các hiệu thuốc)
  • Tùy vào mức độ bị kiến đốt mà sử dụng thêm 1 số loại thuốc bôi kèm theo hồ nước: Nốt ban đỏ bị chuyển sang nốt mụn mủ, phồng rộp: dùng thêm mỡ Oxyde kẽm, mỡ kháng sinh để bôi lên da. Nếu vết đốt có dấu hiệu lở loét, nhiễm khuẩn, bị ra mủ: bôi thêm dung dịch xanh metilen 1 % và đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Trước khi bôi rửa sạch vết thương với nước muối sinh lý.

Viêm da do kiến 3 khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối sinh lý (9‰) ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

Làm cách nào phòng tránh bị kiến đốt?

  • Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng mát. Dùng thuốc xịt côn trùng loại bỏ kiến, gián, muỗi...
  • Buổi tối nên tắt các bóng điện có ánh sáng xanh, tím (bóng điện huỳnh quang, bóng tube…) thay vào đó là bóng điện có ánh sáng đỏ, vàng (đèn dây tóc).
  • Trước khi đi ngủ, nên kiểm tra kĩ giường gối, chăn chiếu. Trước khi mặc quần áo cần giũ sạch xem có kiến ba khoang hay không.

Nguồn: tổng hợp

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi