Khuyết tật trí tuệ thai nhi- 4 nguyên nhân hàng đầu mẹ mang thai phải biết. Không ai có thể phủ nhận, mang thai chính là thời kỳ tuyệt vời nhất trong cuộc đời của một người mẹ . Tuy nhiên, đó cũng là lúc mẹ bầu cần phải cẩn thận hơn về chuyện ăn uống cũng như chăm sóc bản thân vì tất cả điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé – đặc biệt là bộ não. Ví dụ, uống rượu khi mang thai có thể dẫn tới hội chứng ngộ độc rượu bào thai, ảnh hưởng đến trí não của bé.
Vì vậy, bạn cần cảnh giác với bốn nguyên nhân hàng đầu có thể dẫn đến sự chậm phát triển trí não (khuyết tật trí tuệ) thai nhi dưới đây:
Nguyên nhân di truyền
Có nhiều yếu tố di truyền có thể dẫn đến chậm phát triển trí não thai nhi trong thai kỳ. Ví dụ:
- Các bệnh mang tính kế thừa: Hội chứng down, bệnh Phenylketonuria (chứng rối loạn về chuyển hóa Phenylalanyl (Phe) thành Tyrosine (Tyr) do thiếu hụt enzyme phenylalanine hydroxylase), bệnh Tay-Sachs (rối loạn di truyền do tổn thương tế bào thần kinh trong não)
- Khuyết tật bẩm sinh do cha mẹ có mang gen bệnh
Kiểm tra sàng lọc trước sinh rất quan trọng. Siêu âm hay tư vấn di truyền sẽ xác định bất cứ khuyết tật cơ bản nào của thai nhi, từ đó mẹ bầu có thể kiểm soát tốt hơn tình trạng thai nhi cùng với sự giúp đỡ của bác sỹ.
Mẹ mang thai không được bảo vệ khỏi các chất độc hại
Tiếp xúc với chì, thủy ngân, hoặc các chất độc khác có thể gây nguy hiểm cho thai nhi hoặc gây khuyết tật bẩm sinh trong thai kỳ.
Các độc tố phổ biến nhất xuất phát từ chính nhu cầu xã hội. Uống rượu, hút thuốc, hít khói thuốc lá thụ động, hay uống thuốc là những nguy cơ phổ biến gây khuyết tật trí tuệ cho trẻ. Các bà mẹ tương lai phải đặc biệt cẩn trọng với việc uống rượu vì nó có thể gây hội chứng ngộ độc rượu bào thai, có thể ảnh hướng tới thai nhi cho đến tuổi trưởng thành.
Hội chứng ngộ độc rượu thai nhi
Hội chứng ngộ độc rượu thai nhi (FAS) là một thuật ngữ được dùng để miêu tả một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến các em bé mà nguyên nhân do mẹ uống rượu trong lúc mang thai. Rượu đi nhanh qua nhau thai và hàng rào máu não (BBB) của thai nhi. Sau đó, rượu sẽ tác động tới sự phát triển của bé. Máu của em bé cũng chứa đầy rượu – giống như mẹ vậy.
Có rất nhiều ảnh hưởng của rượu đối với thai nhi trong bụng mẹ:
- Gây thiểu năng trí tuệ
- Giảm kích thước và trọng lượng cơ thể
- Gây dị tật trên khuôn mặt, có thể làm thay đổi mũi, mí mắt, môi và hàm
- Gây ra các vấn đề liên quan đến tim, tiết niệu, hệ sinh dục, xương và cấu trúc cơ thể
Một nghiên cứu mới ( năm 2018) cũng khẳng định rằng uống bất kỳ lượng rượu nào đều có tác động xấu tới mẹ bầu và thai nhi.
Hội chứng ngộ độc rượu ở người trưởng thành
Những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi FAS lớn lên sẽ gặp phải nhiều vấn đề như:
- Thiếu sự phối hợp
- Dễ trở nên cáu kỉnh
- Tăng động
- Thiếu các mốc phát triển ngôn ngữ
- Có điểm IQ thấp hơn mức trung bình
- Gặp khó khăn trong các mối quan hệ và các vấn đề khi đi học
- Có xu hướng phạm tội hay nghiện rượu
Bệnh truyền nhiễm hoặc chấn thương nghiêm trọng
Mẹ bầu bị ảnh hưởng bởi các bệnh truyền nhiễm như viêm màng não và bệnh sởi có thể sinh con thiểu năng trí tuệ. Nếu không trực tiếp gây ra dị tật ở thai nhi, các căn bệnh này có thể gây ra tình trạng tràn dịch màng não và gián tiếp ảnh hưởng tới trẻ.
Các biến chứng trong thai kỳ
Trẻ thiếu oxy khi sinh có thể dẫn đến tổn thương não và khuyết tật trí tuệ. Trẻ sinh non cũng bị ảnh hưởng tương tự.
Có nhiều nguyên nhân sinh non, nhưng một nguyên nhân phổ biến là tiền sản giật. Đây là tình trạng xấu ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Tiền sản giật hạn chế đưa máu tới nhau thai, khiến em bé sinh ra kém phát triển hơn bình thường.
Tài liệu tham khảo: Florida Hospital, WebMD, Healthline, Elsevier, Otago Daily Times
Theo – https://sg.theasianparent.com/
Các bài liên quan
- KHÍ HƯ KHI MANG THAI: Liệu có nguy hiểm cho thai nhi?
- Nguy cơ sinh non: Biến chứng nguy hiểm của thai kỳ tháng thứ 4-tháng thứ 6
- Bổ sung sắt và acid folic trước khi mang thai để giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ.