Mẹ bầu không tiêm phòng trước khi mang thai có sao không?

Trước khi mang thai, phụ nữ cần chuẩn bị rất nhiều về tâm lý lẫn sức khỏe. Trong đó việc tiêm phòng trước khi mang thai là điều cần thiết để phòng tránh những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Nhưng nếu các chi em quên tiêm phòng trước khi mang thai thì sao?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không tiêm phòng trước khi mang thai có sao không? Quá trình chuẩn bị cho việc mang thai là điều không dễ dàng. Bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, bạn cũng nên khám tiền sản và tiêm phòng trước khi mang thai để đón thiên thần nhỏ chào đời thật suôn sẻ. Tuy nhiên, vì một số lý do nên nhiều chị em còn chủ quan, lơ là trong việc tiêm phòng trước khi mang thai. Vậy điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào? Có gây nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để giải đáp những mắc thắc trên nhé!

  • Không tiêm phòng trước khi mang thai có sao không?
  • Các loại vắc xin nên tiêm ngừa trước khi mang thai và lịch tiêm chi tiết
  • Nếu quên tiêm phòng trước khi mang thai phải làm sao?

Không tiêm phòng trước khi mang thai có sao không?

Thực tế, việc tiêm phòng trước khi mang thai là không bắt buộc. Nhưng khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường, nên nguy cơ nhiễm bệnh của người mẹ cũng vì vậy mà tăng lên. Đối với thai nhi, việc người mẹ tiêm chủng trước khi mang thai sẽ tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi vừa chào đời.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra khuyến cáo: Phụ nữ nên chủ động tiêm phòng trước khi mang thai theo đúng lịch tiêm và số mũi để tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Đây là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong hành trình 9 tháng thai kỳ.

Nếu không may mẹ bầu mắc phải bệnh truyền nhiễm và không tiêm phòng trước khi mang thai thì nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi là rất cao, thậm chí có thể khiến bào thai bị dị tật, ngừng phát triển.

  • Đối với người mẹ: Khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ bị suy giảm, do đó sản phụ sẽ dễ mắc các bệnh như: cảm cúm, nhiễm lạnh, dị ứng thời tiết hoặc mắc nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thủy đậu, rubella… Những bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Đối với thai nhi: Một số loại vắc-xin có khả năng tạo sức đề kháng cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ, do đó nên tiêm phòng trước khi mang thai để kích hoạt vắc xin. Trong một số trường hợp đặc biệt, vắc-xin vi-rút sống có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai nên không được khuyến cáo tiêm khi mang thai.

Tóm lại, việc lên kế hoạch tiêm chủng trước khi mang thai là rất cần thiết và quan trọng để tạo tiền đề sức khỏe tốt nhất cho thai nhi!

Bài viết liên quan:

Các loại vắc xin nên tiêm ngừa trước khi mang thai và lịch tiêm chi tiết

Như đã đề cập, những loại vắc-xin tiêm trước khi mang thai là các loại vắc-xin được bào chế từ vi-rút hoặc vi khuẩn sống, vì vậy không được tiêm trong thai kỳ. Nếu mẹ bầu muốn tiêm chủng các loại vắc- xin này thì cần phải ngừa thai ít nhất là 3 tháng.

Loại vaccine

Thời điểm tiêm

Số mũi tiêm

Sởi – quai bị – rubella

Tiêm trước khi mang thai 3 tháng hoặc tối thiểu 1 tháng.

1

Thủy đậu

Tiêm trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.

0, 1 tháng

Viêm gan siêu vi B

Tiêm trước khi mang thai

Một số trường hợp có thể tiếp tục tiêm trong khi mang thai khi chưa hoàn thành liệu trình.

0, 1, 6 tháng
Cúm

Tiêm vào đầu mùa cúm, trước hoặc trong quá trình mang thai đều tiêm được.

 1

Bạch hầu – ho gà – uốn ván

(Adacel)

Có thể tiêm trước khi mang thai hoặc tốt nhất trong thời gian mang thai từ 27 đến 36 tuần.

 1
Ung thư cổ tử cung (HPV)

 

Nên tiêm trước 26 tuổi

 3
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết liên quan:

Nếu quên tiêm phòng trước khi mang thai phải làm sao?

Vì một số lý do nhiều phụ nữ quên tiêm phòng trước khi mang thai. Tuy nhiên, các chị em cũng đừng quá lo lắng vì một số loại vắc-xin có thể tiêm trong thai kỳ như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Ho gà: Đây là một bệnh khá nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây suy hô hấp, ngừng thở rất nguy hiểm, vì vậy, mẹ bầu nên tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh ho gà để bảo vệ cho trẻ sơ sinh.
  • Virút viêm gan B: Các chuyên gia khuyến cáo, người mẹ nên tiêm phòng trước hoặc trong thai kỳ để đề phòng vi-rút viêm gan B lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Đặc biệt là nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi-rút viêm gan B, thì người mẹ nên chủ động tiêm sớm. Vì trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm vi-rút viêm gan B có nguy cơ cao bị nhiễm trong quá trình chuyển dạ và sau sinh.
  • Cúm: Tiêm vắc-xin cúm trong thai kỳ từ vi-rút cúm đã bất hoạt được sử dụng. Nếu mẹ bầu bị cúm có thể gây sinh non, trẻ nhẹ cân so với tuổi thai và tử vong.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và khỏe mạnh cho mẹ và bé khi mẹ quên tiêm một số mũi trước khi mang thai là:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn đầy đủ chất và chăm sóc bản thân thật tốt.
  • Nghỉ ngơi, hoạt động thể thao hợp lý.
  • Hạn chế tiếp xúc với đám đông, nhất là khi đang có dịch và mang khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.
  • Vệ sinh cơ thể, răng miệng, đường hô hấp thường xuyên hàng ngày để tăng sức đề kháng của cơ thể, hạn chế nhiễm bệnh.

Bất cứ người mẹ nào cũng muốn mình có một thai kỳ khỏe mạnh. Do đó việc tiêm phòng vắc xin trước và trong khi mang thai là điều quan trọng, vì mỗi loại vắc xin đều giữ vai trò như một lá chắn bảo vệ bà mẹ mang thai và thai nhi trước các bệnh nguy hiểm. Các mẹ hãy ghi nhớ lịch tiêm phòng để không bỏ lỡ mũi vắc xin nào nhé!

Nguồn tham khảo: 4 lý do nên tiêm phòng trước khi mang thai – vnvc.vn

Xem thêm:

 

Bài viết của

Hailey Nguyen