Có thai nhưng không có dấu hiệu khiến không ít mẹ bầu lo lắng không biết thai nhi có khỏe mạnh không. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và khi nào mẹ nên lo lắng? Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Không có dấu hiệu mang thai dù đã có thai: “chuyện thường ngày ở huyện”
- Không có dấu hiệu mang thai dù đã có thai: ngầm báo hậu quả không lường
- Mẹ bầu nên làm gì khi không có dấu hiệu mang thai?
Không có dấu hiệu mang thai dù đã có thai: “chuyện thường ngày ở huyện”
Mang thai được xem là một tin vui, đánh dấu một giai đoạn mới của người phụ nữ: hành trình làm mẹ. Tin vui đặc biệt này được mẹ cảm nhận thông qua những dấu hiệu nào?
10 dấu hiệu mang thai dễ nhận biết
Nếu có ít nhất 4 dấu hiệu dưới đây thì bạn đã được “lên chức” rồi nhé:
- Ra máu âm đạo, khí hư thay đổi
- Người mệt mỏi, hay đau lưng, chuột rút
- Trễ kinh nguyệt
- Thường xuyên đi tiểu
- Táo bón, đầy hơi
- Thay đổi thói quen ăn uống
- Khó thở, hay cáu gắt
- Thay đổi vùng ngực: căng tức, nóng đầu vú, …
- Nhạy cảm với các loại mùi
- Chảy máu cam, đau đầu, chóng mặt
Mẹ đã biết chưa?
Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu có thai nhưng không có dấu hiệu. Đây có phải là điều đáng lo ngại không?
Không có dấu hiệu mang thai dù đã có thai là chuyện bình thường
Có thai nhưng không có dấu hiệu vì vừa mới thụ thai
Nếu có thai dưới 5 tuần, mẹ bầu sẽ không cảm nhận được sự có mặt của bé. Gần như 3 tháng đầu tiên, chị em sẽ không biết mình đã có thai. Nhất là chị em có sức khỏe tốt, vừa mới mang thai nên chưa đối mặt với “ốm nghén”. Mỗi người sẽ có phản ứng với việc mang thai khác nhau. Tuy nhiên, không có dấu hiệu mang thai trong một vài ngày hoặc tháng đầu tiên là hoàn toàn bình thường.
Dấu hiệu mang thai mờ nhạt
Với nhiều chị em, dấu hiệu mang thai xuất hiện rất sớm nhưng mờ nhạt, không rõ nên khiến chính bản thân phân vân. Khi chị em chưa kịp cảm nhận xem mình đã có thai chưa thì dấu hiệu này lại biến mất. Hiện tượng này xảy ra rất phổ biến.
Dấu hiệu mang thai xuất hiện muộn
Ngược lại, dấu hiệu lại xuất hiện muộn, nhất là khi chị em phải tiếp xúc với khói thuốc lá. Hoặc do một số yếu tố tác động nào đó nên chị em được “báo động” tin vui khá trễ so với bình thường.
Người mẹ có sức khỏe tốt
Theo các chuyên gia sinh sản, sức khỏe của phái nữ sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự xuất hiện của các dấu hiệu thai kỳ. Đây chính là nguyên nhân giải thích vì sao mỗi người phụ nữ lại có dấu hiệu mang thai khác nhau.
Thực tế cho thấy, có không ít chị em không cảm nhận được bất cứ triệu chứng nào bất thường trong suốt 3 tháng đầu mang thai. Theo phân tích của các chuyên gia thì đối với các chị em có sức khỏe thể chất tốt thì trường hợp này thường diễn ra.
Khi nào hiện tượng này ngầm báo hậu quả không lường?
Khi nào hiện tượng không có dấu hiệu mang thai sẽ trở nên nguy hiểm?
Nếu mẹ bầu có những triệu chứng dưới đây, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để kịp thời chữa trị nhé. Cụ thể là:
- Mờ mắt, đau đầu, sốt cao liên tục kéo dài hơn 1 ngày
- Đau bụng đột ngột quặn từng cơn kéo dài
- Bỗng dưng một bộ phận trên cơ thể nóng và đau.
- Chảy máu âm đạo.
- Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn kéo dài hơn 24 tiếng.
Đây là lúc thai nhi đang gặp nguy hiểm và “cầu cứu” mẹ đấy!
Có thể bạn chưa biết
Hội chứng buồng trứng đa nang
Không ốm nghén là biểu hiện bình thường của mẹ bầu. Nhưng có thai nhưng không có dấu hiệu có thể là lời cảnh báo tiềm ẩn của hội chứng buồng trứng đa nang. Bệnh này khiến mẹ không có biểu hiện mang thai hoặc dấu hiệu mang thai không rõ rệt hư các mẹ bầu khác.
Theo BSCK I Hoàng Thị Thu Hương, Khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, đây là một rối loạn nội tiết thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng vô sinh.
Hội chứng buồng trứng đa nang chiếm tỉ lệ 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các biểu hiện thường gặp là: rối loạn kinh nguyệt (vô kinh, kinh thưa, vòng kinh không phóng noãn), tiểu đường type 2, tăng tiết androgen (rậm lông, mụn trứng cá nhiều), vô sinh, béo phì.
Nếu bị buồng trứng đa nang, nồng độ androgen (hormon nam giới) sẽ gia tăng bất thường, làm gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn, khiến buồng trứng có nhiều nang nhỏ. Nang noãn không phát triển và không thể trưởng thành được nên không có hiện tượng phóng noãn, dẫn tới không có khả năng thụ thai.
Lời khuyên: mẹ cần được theo dõi chặt chẽ đề phòng các biến chứng.
Cảnh báo dấu hiệu sẩy thai
Không có dấu hiệu mang thai khiến mẹ khá lo lắng vì không cảm nhận được sợi dây liên lạc với con mình. Do đó, tình trạng sẩy thai có thể đến bất cứ lúc nào và cũng không có dấu hiệu gì cả. Lời khuyên: Đảm bảo lịch khám định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu nên làm gì khi không có dấu hiệu mang thai?
- Bình tĩnh chờ đợi khi có thai nhưng không có dấu hiệu. Sau khoảng 2 – 3 tuần nữa, các dấu hiệu mang thai sẽ rõ nét hơn.
- Mẹ có thể nghe nhịp tim thai thông qua máy siêu âm vào tuần thai thứ 9 trở đi.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với vận động và nghỉ ngơi hợp lý.
Tùy vào cơ địa, môi trường sống, sinh hoạt mỗi người, dấu hiệu mang thai sẽ biểu hiện khác nhau. Khi không có dấu hiệu mang thai dù đã có thai, mẹ bầu đừng vội cuống lên hay lo lắng căng thẳng quá. Giữ tâm lý ổn định và đảm bảo lịch khám thai định kỳ để có thể “cùng con khôn lớn” nhé!
Chúc mẹ và bé sẽ luôn khỏe mạnh qua từng chặng đường gian nan của thai kỳ!
Nguồn thông tin: Hội chứng buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
- Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai: Nguyên nhân do đâu?
- Mang thai không nghén liệu có phải là dấu hiệu thai lưu?
- Dấu hiệu mang thai tuần đầu – Dành cho những chị em sắp “có tin vui”!