Khi nào thai nhi quay đầu và thai quay đầu bao lâu thì mẹ mới sinh?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào thai nhi quay đầu? Gần thời điểm dự sinh mà chưa có thay đổi gì thì làm cách nào để thai nhi quay đầu? Thời điểm thai nhi quay đầu khác nhau ở từng bé và còn phụ thuộc vào số lần mang thai của mẹ. Mẹ mang thai lần đầu thì thai nhi sẽ quay đầu vào khoảng tuần 32-35 còn mẹ mang thai lần 2 thì thời gian quay đầu sẽ muộn hơn 1-2 tuần.

Thai nhi quay đầu là vị trí như thế nào? Đâu là ngôi thai thuận lợi nhất?

Khi mẹ bầu rặn, nếu đầu thai nhi xuất hiện đầu tiên thì chứng tỏ thai nhi đã quay đầu đúng vị trí. Hiện tượng thai nhi quay đầu là khi:

  • Đầu bé chuyển hướng xuống âm đạo
  • Mặt và thân trước cơ thể thai nhi úp vào lưng người mẹ
  • Cột sống thai nhi đối diện với bụng mẹ

Ở vị trí này, đầu em bé chạm đến đáy xương chậu sẽ gây áp lực lên cổ tử cung người mẹ. Tới ngày vượt cạn, tử cung sẽ rộng mở, kích thích sản xuất các nội tiết tố cần thiết và gây những cơn co thắt để các thiên thần nhỏ chào đời với tư thế tự nhiên, an toàn và thuận lợi nhất.

Ngôi thai thuận lợi nhất

Ngôi thai thuận lợi nhất cho quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống dưới khung xương chậu và quay mặt về phía lưng mẹ, nghĩa là phần gáy sẽ quay về phía bụng mẹ. Đây được gọi là ngôi trước chỏm đầu. Với tư thế này, khi tử cung mẹ mở trong quá trình sinh, bé sẽ đi vòng qua hông dễ dàng để ra ngoài. Nếu thai nhi nằm ở vị trí đáy của khung xương chậu, vòng đầu lớn nhất của bé (lưỡng đỉnh) cũng sẽ đặt ở vị trí rộng nhất của xương chậu.

Một số thai nhi mặc dầu đã nằm thuận chiều nhưng mặt lại quay về phía bụng mẹ được gọi là ngôi sau. Với vị trí này, bé sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình chuyển dạ: như làm mẹ vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ, gây ra các cơn đau lưng dữ dội, kéo dài thời gian chuyển dạ, tăng khả năng dùng các thủ thuật lấy thai….

Thai nhi quay đầu khi nào?

Rất khó để trả lời chính xác khi nào em bé quay đầu bởi mỗi em bé sẽ có một thời điểm quay đầu khác nhau. Thông thường, càng gần cuối thai kỳ, khả năng quay đầu sẽ càng thấp. Ngoài ra, thời điểm khi nào em bé quay đầu còn phụ thuộc khá nhiều vào số lần mẹ đã mang thai. Cụ thể:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mẹ mang thai lần đầu thì thai nhi sẽ quay đầu vào tuần thứ 32 hoặc 35, đây là khoảng thời gian quay đầu lý tưởng nhất của thai nhi
  • Với mẹ mang thai lần 2 thì thai nhi quay đầu vào tuần 36 hoặc 37
  • Một số trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần 28 và một tỷ lệ rất nhỏ thai nhi sẽ quay đầu khi mẹ chuyển dạ

Thai nhi quay đầu mấy lần?

Nếu mẹ thắc mắc thai nhi quay đầu mấy lần trong thai kỳ thì câu trả lời là thai nhi chỉ quay đầu 1 lần duy nhất và sẽ giữ tư thế đó cho tới khi mẹ sinh.

Em bé quay đầu bao lâu thì mẹ mới sinh?

Thông thường, thai nhi quay đầu chứng tỏ là chỉ còn một thời gian rất ngắn nữa thôi là các mẹ sẽ chuẩn bị sinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thai quay đầu sớm từ tháng thứ 5. Hiện tượng này không có gì nguy hiểm. Mẹ chỉ cần chú ý vận động nhẹ nhàng để hạn chế nguy cơ bé bị “tụt xuống”. Như vậy, thai quay đầu khi nào chưa thể kết luận được chính xác là mẹ sẽ sinh trong bao lâu nữa mà hiện tượng này chỉ thông báo bé đã sẵn sàng với vị trí thuận lợi nhất để lọt lòng mẹ.

Dấu hiệu thai nhi quay đầu

  • Dựa vào siêu âm, bác sĩ sẽ xác định được vị trí đầu của bé
  • Nếu ấn nhẹ quanh xương mu mà mẹ cảm thấy thứ gì đó cứng và tròn, thì đó là đầu của con. Còn nếu thấy mềm thì đó là mông của bé
  • Nếu kê sát tai vào bụng bầu mà nghe thấy tiếng nhịp tim phát ra từ bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu thai nhi đã quay đầu
  • Ở khu vực bụng dưới, mẹ cũng có thể nghe thấy tiếng nấc, tiếng đập nhẹ từ bàn tay và ngón tay bé
  • Phần bụng trên mẹ sẽ cảm nhận được những cú đá mạnh từ đầu gối và bàn chân bé

Có phải tất cả thai nhi đều quay đầu hay không?

Thông thường thì gần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ tự động quay đầu để sẵn sàng cho cuộc sinh nở. Tuy nhiên, cũng có thai nhi không quay đầu, gây ngôi thai ngược làm cản trở cho quá trình sinh thường. Nguyên nhân thai nhi không quay đầu có thể là do:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Dây rốn bé quá dài
  • Mẹ bị thiếu ối hoặc đa ối
  • Mẹ sinh đôi hoặc sinh ba
  • Tử cung mẹ có kích thước hoặc hình dạng không đều
  • U xơ tử cung

Làm cách nào để thai nhi quay đầu?

Thai nhi quay đầu là tư thế giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng nhất. Vì vậy, nếu đã gần đến ngày sinh mà thai nhi vẫn chưa chịu quay đầu, mẹ đừng quá lo lắng mà hãy thực hiện một số động tác đơn giản sau để hỗ trợ bé quay đầu:

Không ngồi quá nhiều

Mẹ bầu gần đến ngày sinh không nên ngồi lì quá nhiều một chỗ. Nếu công việc đòi hỏi bạn ngồi nhiều, hãy nghỉ giải lao thường xuyên và vận động, đi lại xung quanh phòng để cơ thể thoải mái và trẻ dễ quay đầu hơn.

Tư thế ngồi đúng

Để thai dễ quay đầu, mẹ hãy chú ý không được ngồi xổm cũng như không để đầu gối cao hơn mông khi ngồi. Nếu ghế quá thấp, mẹ hãy kê thêm gối nhỏ để mông cao lên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đi bộ thường xuyên

Chắc hẳn mẹ đã quá quen thuộc với câu “đi bộ dễ đẻ”. Để thai dễ quay đầu, thuận tiện cho quá trình sinh đẻ, mẹ hãy đi bộ ít nhất 20 phút/ngày nhé.

Tư thế nằm

 

Tốt nhất mẹ nên nằm nghiêng thay vì nằm ngửa để làm giảm áp lực, giúp máu và oxy lưu thông dễ dàng, bé cũng dễ xoay đầu hơn.

Động tác quỳ giúp thai nhi dễ quay đầu

  • Mẹ quỳ trên nệm hoặc giường thấp theo tư thế em bé tập bò với 2 tay và 2 đầu gối chạm xuống nệm
  • Đầu cúi xuống, giữ thẳng lưng
  • Rướn mông lên cao trong vài giây rồi thả lỏng, sau đó lặp lại động tác này liên tục trong vài phút

Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng quay đầu ở thai nhi cũng như giải đáp thắc mắc khi nào thai nhi quay đầu. Hy vọng mẹ đã có thêm những kiến thức bổ ích qua bài viết này!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy