2 thời điểm vàng để mẹ bầu nuôi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc của thai nhi!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nắm vững các đặc điểm phát triển quan trọng trong 2 giai đoạn này sẽ giúp mẹ định hướng và khuyến khích khả năng cảm thụ âm nhạc của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Sự hình thành cơ quan thính giác của bé trong bụng mẹ - Điểm khởi đầu cho khả năng cảm thụ âm nhạc của thai nhi

"Nghe" là một trong những khả năng đánh dấu mốc phát triển hoàn thiện đầu tiên của một thai nhi. Dù ở trong bụng mẹ nhưng bé vẫn có thể nghe thấy mọi tiếng động từ nhịp đập trái tim mẹ cho đến các âm thanh bên ngoài. Điều tuyệt vời là con hoàn toàn có thể phản ứng lại với các âm thanh đó và thể hiện ra bằng các chuyển động và cú đạp vào thành bụng mẹ.

Âm nhạc có quan hệ trực tiếp đến âm thanh, do đó, một trong các cách thai giáo hiệu quả cho bé đó chính là sử dụng âm nhạc để kích thích quá trình phát triển thính giác của con. Không những vậy, âm nhạc còn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của các hệ cơ quan khác trong cơ thể bé, đặc biệt là hệ thần kinh.

Từ tuần thứ 4-9, cơ quan thính giác của con đang dần dần hình thành. Bắt đầu từ đây mẹ hãy chuẩn bị tinh thần để nuôi dưỡng và khuyến khích lòng say mê với âm nhạc cũng như khả năng cảm thụ âm nhạc của thai nhi.

2 giai đoạn vàng để giúp thai nhi phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc mà mẹ cần đặc biệt lưu ý là:

Tuần thứ 18 của thai nhi

Vào thời điểm này, dây thần kinh nối với phần xương tai và não đã bắt đầu phát triển. Bé trong bụng mẹ sẽ có khả năng nghe thấy tiếng tim mẹ đập. Đây là một trong những âm thanh thân thuộc nhất với con trong suốt 9 tháng thai kỳ. Không những thế, âm thanh từ trái tim mẹ còn giúp con phát triển thính giác rất tốt do tần suất và nhịp điệu ổn định của tim.

Nhiều thí nghiệm đã cho thấy, khi cho trẻ sơ sinh đang quấy khóc nghe tiếng tim mẹ đập, bé sẽ trở nên thư giãn, thoải mái và cuối cùng là đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Các nghiên cứu và thí nghiệm chứng minh được rằng, với thai nhi, những âm thanh thình thịch từ tim mẹ có khả năng trấn an và giúp cho thai nhi cảm thấy an toàn hơn.

Do đó, vào giai đoạn này, để đặt nền tảng cho khả năng cảm thụ âm nhạc của thai nhi, mẹ bầu nên tìm khoảng thời gian ngồi yên tĩnh, thư giãn và loại bỏ mọi căng thẳng, sợ hãi để nhịp tim mẹ được ổn định, tạo ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển hoàn thiện của thị giác bé yêu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giai đoạn tuần thai thứ 25-38

Từ đây, con bắt đầu nghe được các âm thanh bên ngoài rõ ràng hơn, đặc biệt là ở tuần 30-35. Vào lúc này, phản ứng của não bộ với âm thanh đã đạt đến mức độ hoàn thiện. Con hoàn toàn nghe thấy những tiếng động ở cả bên trong lẫn bên ngoài bụng mẹ như tiếng của thức ăn đang đi vào trong dạ dày, tiếng người nói chuyện bên ngoài (có thể không quá rõ ràng do thai nhi bị ngăn cách bởi lớp nước ối), ...

Vào giai đoạn này mẹ cần phải cẩn thận với môi trường có các âm thanh quá lớn vì chúng có thể khiến thai nhi thấy giật mình, hoảng hốt như tiếng còi xe quá lớn, tiếng đóng cửa rầm, ...

Một điều kì diệu nữa là giờ đây bé đã có thể ghi nhớ được giọng nói của mẹ. Ngay sau khi chào đời, con sẽ quay đầu và phản ứng về phía có tiếng mẹ phát ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều mẹ sau khi sinh con sẽ thấy rằng, bé có khả năng nhớ được những giai điệu, bài hát mà bé thường được nghe khi còn ở trong bụng mẹ. Có những thí nghiệm cho thấy, thậm chí cả tiếng nhạc của bộ phim truyền hình yêu thích mà mẹ bầu xem thường xuyên bé cũng có thể nhận ra. Do đó, bất kể là mẹ nghe nhạc gì (không nhất thiết cứ phải là nhạc cổ điển) bé cũng đều phản ứng và ghi nhận những âm thanh đó.

Khi bước vào tuần thai thứ 25-38, mẹ hãy lưu ý về các đặc điểm nói trên của thính giác thai nhi để:

Lựa chọn những giai điệu phù hợp, dễ chịu để cho bé cùng nghe từ 15-20 phút/ngày và thực hiện từ 2-3 lần. Đặc biệt là mẹ hãy chọn loại nhạc mẹ yêu thích và thoải mái, thư giãn với thể loại nhạc đó. Nếu nghe bằng tai nghe, mẹ nhớ lựa chọn loại tai nghe dành cho thai nhi. Còn trường hợp nghe trực tiếp từ loa ngoài thì mẹ nhớ ngồi cách loa ít nhất nửa mét trở lên và vặn loa ở mức độ vừa phải.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ hãy hát cho bé nghe như mẹ đang ru bé sơ sinh ngủ vậy. Ngân nga nhẹ nhàng cũng những giai điệu mẹ yêu thích, lắc lư chuyện động theo tiếng nhạc để bé cũng ghi nhớ những chuyển động đó cùng với âm thanh bé nghe thấy.

Với các gợi ý nói trên cho 2 thời điểm quan trọng trong phát triển thính giác của bé, hi vọng mẹ sẽ giúp con đặt nền tảng tốt nhất cho khả năng cảm thụ âm nhạc của thai nhi và đặc biệt là sau khi bé chào đời. 

Theo theAsianparent Thái Lan

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương