Kể chuyện cho bé ngủ là phương pháp nuôi dạy con được nhiều bậc phụ huynh trên thế giới áp dụng, trong đó có cả Việt Nam. Theo một số nghiên cứu khoa học, phụ huynh kể chuyện cho trẻ nghe trước khi ngủ sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng và trau dồi ngôn ngữ của trẻ tốt hơn.
Tuy nhiên, việc kể chuyện cần phải đúng với những đặc điểm phát triển của trẻ ở mỗi độ tuổi nhằm giúp bé phát triển tốt nhất và tránh gây mất hứng thú của trẻ với câu chuyện.
Chính vì vậy, một số thông tin đến từ theAsianparent sẽ chia sẻ sau đây sẽ là giải pháp tốt nhất dành cho bạn trong việc kích thích não bộ của trẻ nhỏ và giúp bé có giấc ngủ sâu hơn.
- Đặc điểm phát triển của trẻ và cách kể chuyện cho bé ngủ
Đặc điểm phát triển của trẻ và cách kể chuyện cho bé ngủ
Trẻ dưới 18 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé thường chỉ quan tâm đến các loại từ tượng thanh, định nghĩa ngắn gọn về một con vật hoặc sự việc, và mối liên kết giữa 1-2 tính chất của con vật hay sự việc nào đó.
Mẹ có thể quan tâm:
TOP truyện kể đêm khuya cho bé giúp con ngủ ngon và phát triển toàn diện
Không mong đợi trẻ hiểu hết câu chuyện, do đó, bạn đừng buồn nếu bạn kể mà bé không chú ý. Điều này là hoàn toàn bình thường vì trẻ chỉ chú ý với những điều được nói ở trên. Để lấy lại hứng thú của trẻ, chỉ cần bạn nhấn mạnh những ý trên là được.
Điều quan trọng đó là sự lặp lại sẽ là yếu tố giúp trẻ học nhanh hơn. Do đó, hầu như các bé mong muốn bạn kể đi kể lại câu chuyện nhất định. Việc kể chuyện cho trẻ dưới 18 tháng tuổi được chia thành 3 giai đoạn:
- Nêu những nhân vật chính với một đặc điểm của nhân vật đó. Dùng ngôn ngữ tượng thanh để luôn nhấn mạnh đặc điểm của nhân vật này cho những lần kể.
- Khi trẻ quen dần với đặc điểm này, bạn lặp lại câu chuyện với những nhân vật chính và thêm một đặc điểm nữa có thể dùng ngôn ngữ tượng hình hoặc mô tả, và thường xuyên nhắc hoặc hỏi lại đặc điểm cũ.
- Luôn nhắc lại hai đặc điểm đó khi kể lại câu chuyện, gợi nhớ nó bằng hình ảnh, trò chơi hay làm tiếng kêu tượng trưng để trẻ nhận ra đặc điểm của những nhân vật.
Trẻ từ 19-36 tháng tuổi
Trẻ ở giai đoạn 19 đến 36 tháng tuổi có thể hiểu được 1-2 mô tả cơ bản về chức năng, quy trình, nhưng chưa hiểu về quan hệ nguyên nhân và hệ quả.
Do đó, khi chuyện kể cho bé đi ngủ, bạn đừng nên đặt nặng vấn đề nguyên nhân hệ quả, chỉ cung cấp và mô tả quy trình hoặc chức năng sẽ làm trẻ tò mò và hứng thú.
Tuổi này trẻ vẫn cần lặp lại như là một quy trình học hỏi bắt buộc, do đó, một số trẻ vẫn thích và yêu cầu bạn đọc hoặc kể đi kể lại cùng một câu chuyện mỗi ngày.
- Giai đoạn 1: Mô tả về quy trình hoặc chức năng của những nhân vật hoặc sự việc khi kể chuyện cho trẻ. Hãy làm nó vui nhất có thể để trẻ nhớ.
- Giai đoạn 2: Vẫn kể bình thường, bạn sử dụng thêm câu hỏi như cái gì nào? Con vật nào? Khi nào?… để nhắc lại quy trình hoặc chức năng mà trẻ đã hiểu ở giai đoạn trước. Khi trẻ trả lời đúng câu hỏi của bạn, hãy khích lệ động viên bé. Nhưng nếu trẻ trả lời sai hoặc không muốn trả lời, bạn không nên trách phạt bé, đơn giản nói lại cho bé nghe thêm một lần nữa, thậm chí nhiều lần nữa. Bạn cứ nhấn mạnh lặp lại thì trẻ sẽ học được nó theo cách tự nhiên nhất.
Cách kể chuyện cho trẻ từ 3-7 tuổi
Giai đoạn này trẻ đã có thể bắt đầu hiểu nguyên nhân hệ quả, tốt xấu của một nhân vật hoặc sự việc nào đó. Trẻ sẽ thường thích đóng vai làm nhân vật có trong truyện hoặc có thể phát triển câu chuyện của bạn theo hướng suy nghĩ của bé hoặc của bạn yêu cầu.
Giai đoạn 1
Câu chuyện của bạn nên được kể và sử dụng hai công cụ sau:
- Dùng thú bông hoặc hình vẽ, tranh ảnh, trang sách,… để diễn tả chức năng hay quy trình của một nhân vật hoặc sự việc có trong truyện đọc dành cho bé 3 tuổi.
- Dùng câu hỏi để hỏi về nguyên nhân và hệ quả, việc làm tốt và chưa tốt. Ví dụ, câu chuyện có 2 nhân vật trái nghịch nhau: “Thỏ con có đôi chân dài nên đi nhanh hơn rùa con. Rùa con phải đeo chiếc mai to ơi là to trên lưng, nhưng thỏ luôn đi học trễ, còn rùa đi học đúng giờ. Thỏ thường xem tivi rất khuya ban đêm và thức dậy rất trễ vào sáng sớm nên không kịp ăn sáng và đánh răng, trong khi đó rùa con đi ngủ lúc 21h và thức dậy sớm để tập thể dục, đánh răng sạch sẽ và ăn sáng trước khi đi học…”.
Giai đoạn 2
Sử dụng những vật dụng trong nhà hoặc đồ chơi để diễn lại câu chuyện với trẻ. Hãy để trẻ làm một nhân vật trong câu chuyện và hỏi trẻ: Nhân vật con đóng có gì tốt hoặc chưa tốt nè? Hãy để trẻ đóng tự nhiên nhất có thể, bạn có thể là nhân vật còn lại. Quan trọng là trẻ sẽ tự hiểu và làm tốt nhất nhân vật của mình.
Mẹ có thể quan tâm:
Tổng hợp những câu truyện kể cho bé đi ngủ hay và ý nghĩa nhất
Kể chuyện cho bé 3 tuổi như thế nào để nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển trí tuệ của con?
Giai đạn 3
Cũng kể câu chuyện và cũng đóng nhân vật, nhưng hãy hỏi trẻ sẽ làm gì khác nếu con là nhân vật phản diện. Giai đoạn này sẽ giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ để mô tả những tính cách nhân vật phản diện và có thể làm tốt nó hơn. Đó là bài học để dạy trẻ biết thay đổi để làm tốt hơn.
Tạm kết
Với những hướng dẫn đơn giản được chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công trong việc kể chuyện cho bé ngủ một cách phù hợp nhất. Chúc bạn thành công trên con đường nuôi dạy trẻ hiệu quả.
Xem thêm:
- Chuyện gì xảy ra trong não con, khi đọc truyện cho con!
- Kể chuyện cho bé 3 tuổi như thế nào để nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển trí tuệ của con?
- Truyện thiếu nhi tốt cho não bộ của trẻ như thế nào?