Cô bé 13 tuổi người Singapore, được mời tới Cung điện Buckingham sau khi viết bài thơ gây chấn động

Bài thơ khám phá sự bất bình đẳng trong giáo dục đã đưa cô bé Janine Shum đến tận Cung điện Buckingham, và sau đó được giới thiệu trên BBC.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Janine Shum tới Cung điện Buckingham

Bài thơ có tựa đề “Thế giới chung của chúng ta: Hai tiếng nói” do Janine Shum sáng tác. Nhân vật chính trong bài thơ: một cô bé Singapore đang chuẩn bị cho kỳ thi vượt cấp PSLE và một cô bé người Afghanistan mới bị gả bán.

Bài thơ khám phá sự bất bình đẳng trong giáo dục thông qua tiếng nói của hai cô bé 12 tuổi này. Những lời thơ tinh tế của Shum đã mang cô bé đến tận Cung điện Buckingham, và sau đó được giới thiệu trên BBC.

Janine Shum tới Cung điện Buckingham – Ảnh newmyroyals

Cuộc thi luận khối thịnh vượng chung (The Queen’s Commonwealth Essay Competition) là một cuộc thi viết quốc tế lâu đời nhất thế giới được điều hành bởi Nữ công tước xứ Cornwall. Cô bé được chính Nữ công tước trao bằng khen. Đài BBC đã đăng tải cuộc nói chuyện giữa cô bé với Hoàng gia Anh.

Thủ tướng Lý Hiển Long trước đó đã từng đạt giải thưởng tương tự dành cho những người trẻ tuổi (14-18 tuổi). Nhưng Shum không có tham vọng chính trị, cô bé chỉ mong ước bài thơ của mình có thể góp phần giúp thế giới tốt đẹp hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạng thơ này được gọi là Twin Cinema, và có thể đọc theo ba cách:

• Đọc riêng cột bên trái

• Đọc riêng cột bên phải

• Cả hai cột với nhau, từ trái sang phải

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều này có nghĩa là mỗi cột sẽ là một câu chuyện độc lập, nhưng khi kết hợp  với nhau nó lại tạo thành một câu chuyện khác. Đây là một dạng thơ khá phức tạp về mặt kỹ thuật, Yeo Kai Chai và David Wong, là những người tiên phong trong phong trào làm thơ Twin Cinema ở Singapore.

Dưới đây là bài thơ của Shum đã được chia sẻ hơn 900 lượt trên mạng xã hội.

Janine Shum tới Cung điện Buckingham – Ảnh mothership.sg

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quan điểm của cô bé 13 tuổi

Trong bài thơ này, Shum thể hiện sự mâu thuẫn giữa hai quan điểm về giáo dục giữa một cô gái ở một đất nước phát triển (như Singapore) và một cô gái đến từ một đất nước thuộc thế giới thứ ba (như Afghanistan).

Hai nửa riêng biệt của bài thơ thể hiện quan hai điểm khác nhau khi bạn đọc chúng riêng lẻ. Amana, sống trong một đất nước bị chiến tranh tàn phá, phải đấu tranh để được tới trường. Đi học là một mối nguy hiểm cho cô bé, vì Taliban sẽ trừng phạt em và gia đình nếu họ phát hiện ra. Trong tâm trí của Shum, Amana bị phân biệt đối xử gấp đôi vì cô bé là Hazara, một nhóm người thiểu số sống ở Bamiyan. Thần tượng của cô bé là Malala, một cô gái Afghanistan bị Taliban ám sát vì đã đấu tranh cho quyền được đi học của các cô gái.

Dòng chữ, “Một cây bút, một giáo viên, một đứa trẻ và một cuốn sách có thể thay đổi thế giới” được lấy trực tiếp từ bài diễn văn đã đoạt giải Nobel Hòa bình của Malala. Với Amana, người bị tước đoạt những thứ căn bản nhất của nền giáo dục. Cô bé tưởng tượng một khi có những thứ đó trong tay, mọi thứ sẽ trở về đúng vị trí, và thế giới sẽ được thay đổi.

Ngược lại, Yu Zhen từ Singapore, một cô bé được đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất thì giáo dục lại khiến em trở nên vô hình.

Giữa vô vàn những đứa trẻ trong hệ thống giáo dục của đất nước, em cảm thấy mình chỉ là một con số, và con số trong các bài kiểm tra của em là tất cả những gì mọi người quan tâm. Ở trường, cô bé luôn cảm thấy bản thân thua kém bạn bè. Cô bé buộc phải kìm nén sự tò mò của mình và chỉ nhớ các câu trả lời giúp mình thành công trong kỳ thi quốc gia (PSLE).

Khi chúng ta đọc kết hợp hai bài thơ cùng nhau, nó nói lên quan điểm: mỗi người lại có một công thức khác biệt, tùy thuộc vào mục đích học tập của họ. Và câu hỏi đặt ra là giáo dục có phải chỉ để đạt điểm cao vì thành tích cá nhân?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thông qua bài thơ Shum muốn nói rằng, giáo dục nên vì một xã hội tốt đẹp hơn – để chạm tới trái tim và lí trí con người. Giáo dục nên khuyến khích sự cởi mở, nghi vấn, câu hỏi về các vấn đề trong xã hội, thách thức về phân biệt đối xử, những cái nhìn định kiến. Giáo dục nên nuôi dưỡng và chăm chút tới trẻ em một cách tổng thể. Chỉ khi đó, chúng ta mới có những công thức phù hợp cho một tương lai giáo dục chung.

Janine Shum tới cung điện Buckingham – Ảnh singapore.news.yahoo.com

Đôi nét về Malala

Malala Yousafzai sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997, là một nữ sinh đến từ thị xã Mingora ở huyện Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Cô bé được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Đầu năm 2009, lúc em 11-12 tuổi, Yousafzai đã thu hút sự chú ý của mọi người khi cô viết blog cho BBC kể chi tiết cuộc sống của cô dưới chế độ Taliban, nỗ lực của Taliban kiểm soát thung lũng và quan điểm của cô bé về xúc tiến giáo dục cho nữ giới.

Ngày 9 tháng 10 năm 2012, hai tay súng đã chặn xe buýt chở Malala từ trường về nhà gần một trạm kiểm soát quân sự và xả súng bắn vào đầu và cổ của em.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vụ ám sát đã biến cô bé trở thành biểu tượng toàn cầu. Cả đất nước Pakistan phẫn nộ, ngày 12 tháng 10 năm 2012, người dân cả nước Pakistan đã cầu nguyện cho Malala. Làn sóng cầu nguyện cũng lan sang Afghanistan và các nước Hồi giáo khác. Trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook và các trang mạng khác, Malala được cư dân mạng cả thế giới tôn vinh là một anh hùng.

Ngày 10 tháng 10 năm 2014, Yousafzai đã được công bố là người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2014, trở thành người đoạt giải Nobel trẻ nhất, cùng với Kailash Satyarthi người Ấn Độ.

Áp lực học tập tại Singapore

Để vào được trường tốt nhất, trẻ em Singapore phải chuẩn bị từ sớm cho các bài thi cuối kỳ tiểu học, được gọi là PSLE, kỳ thi quyết định loại trường trung học các em theo học.

Chính phủ Singapore đặt trọng tâm phát triển đất nước vào giáo dục. Học sinh ngoài giờ học chính thường dành nhiều hơn 10 tiếng mỗi tuần để học thêm.

Càng học giỏi thì sẽ càng thành công. Đây là điều mà trẻ Singapore được truyền đạt và tiếp thu rất sớm. Tương lai phụ thuộc vào điểm số ở trường học gây áp lực nặng nề cho trẻ ngay từ 6 tuổi.

Các em học sinh tin rằng PSLE là kỳ thi quan trọng nhất, do đó cần chuẩn bị thật tốt. Các thầy cô nói rằng giáo dục phụ thuộc vào thế giới. Mọi người nói vì thế giới đang phát triển, Singapore cũng phải như vậy.

Những áp lực từ bài vở, từ những kỳ vọng của những người xung quanh khiến trẻ em lo lắng, luôn sợ đối mặt với kết quả. Dù kết quả học tập của học sinh Singapore rất đáng ngưỡng mộ, cuộc tranh cãi về áp lực của trẻ vẫn không chấm dứt.

Tổng hợp từ các nguồn: BBC.com, Mothership.sg, vi.wikipedia.org

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Bị phạt 231 cái tát- học sinh phải nhập viện gấp

Homeschoolin. Khi cha mẹ không hài lòng với nền giáo dục truyền thống

 

Bài viết của

Mecoca