Đường đến hạnh phúc của một cuộc hôn nhân khác đạo

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hôn nhân khác đạo hay còn được gọi là hôn nhân dị giáo từ lâu vẫn luôn là một trong những vấn đề nhạy cảm và có nhiều tranh luận trái chiều. Có không ít luồng tư tưởng cực đoan cho đến nay vẫn hoàn toàn không ủng hộ hôn nhân khác đạo và một số tôn giáo đã khắt khe ngăn cấm các tín đồ của mình kết hôn với người ngoài tôn giáo. Tuy nhiên, xuất phát từ quyền tự do tín ngưỡng, tự do hôn nhân, đây không còn là một trong những vấn đề cấm kị của các giáo phái nữa. Quan điểm của bạn đọc là như thế nào?

Quan niệm về hôn nhân khác đạo

Giữa muôn vàn nhân duyên gặp gỡ, kết giao, một mối quan hệ có tiến triển thành tình yêu hay không đôi khi không phụ thuộc vào niềm tin tôn giáo mà xuất phát từ sự đồng điệu trong tâm hồn và con tim. Tuy nhiên, sự hòa hợp trong tình yêu và hôn nhân lại là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau. Khi yêu, mối quan hệ lúc này chỉ dừng lại giữa 2 con người và các bạn có thể nghĩ rằng chỉ cần tình yêu là đủ sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Điều đó đúng nhưng chưa đủ bởi không phải ngẫu nhiên mà chuyện khác tôn giáo luôn là trở ngại lớn trong vấn đề hôn nhân giữa các cặp đôi. Cũng phải thừa nhận thêm rằng, tính đến chuyện trăm năm, có rất nhiều luồng ý kiến, dư luận từ gia đình và xã hội bắt đầu xâm chiếm suy nghĩ và làm suy giảm những nhiệt tình hôn nhân ban đầu của họ.

Theo như những gì mà nhiều người đang quan niệm, hôn nhân khác đạo gần như không được khuyến khích vì sự khác biệt trong niềm tin tôn giáo có thể sẽ là căn nguyên ảnh hưởng không tốt đến hạnh phúc tương lai và đó sẽ trở thành mối bận tâm, lo lắng chung cho cả 2 phía. Ai sẽ là người từ bỏ, ai sẽ là người chi phối? Không thực sự có câu trả lời nào đúng cho tất cả.

Tôn giáo có thực sự là trở ngại của hôn nhân?

Tại sao vấn đề tôn giáo lại trở thành rào cản hôn nhân khác đạo?

Không hiếm trường hợp hôn nhân giữa một người phụ nữ theo Phật Giáo lấy chồng theo đạo Thiên chúa Giáo hoặc ngược lại thường gặp những bất đồng về tín ngưỡng, quan điểm sống, nghi lễ hành xử và mâu thuẫn ngay cả trong việc giáo dục con cái trước tuổi vị thành niên. Vì vậy, hôn nhân hỗn hợp đối với họ là một sai lầm mà chỉ khi thành vợ thành chồng những vấn đề này mới thực sự nảy sinh và tạo ra xung đột, bế tắc.

Đây là hệ quả tất yếu của việc bị chi phối quá nhiều bởi những quan niệm cực đoan, khắt khe dẫn tới những mâu thuẫn hôn nhân, mâu thuẫn gia đình, thậm chí là xung đột tôn giáo.

Rõ ràng nguyên nhân không nằm ở tình yêu đôi lứa mà ở chính những quan niệm, tư tưởng chủ quan của con người. Về bản chất, có thể thấy tôn giáo cũng là một dạng ý thức hệ. Chính sự khác biệt giữa 2 luồng tư tưởng sẽ là ngòi nổ cho nhiều cuộc xung đột trong gia đình, thậm chí dẫn đến đổ vỡ không gì cứu vãn nổi. Vì lẽ đó, quan niệm cho rằng hôn nhân khác đạo thường không dẫn đến hạnh phúc cũng có lý lẽ riêng khi đứng trên góc độ của những người đứng đầu tôn giáo và cha mẹ 2 bên.

Hội giáo có thể vẫn tôn trọng tự do hôn nhân của đôi bạn nhưng mặt khác vẫn tồn tại sự dè dặt, cẩn trọng. Vậy nên lựa chọn tiếp tục hay dừng lại thì chỉ có người trong cuộc mới quyết định được cho chính tương lai của mình mà thôi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình yêu và niềm tin tôn giáo

Nhiều cặp vợ chồng đã đủ dũng cảm vượt qua rào cản tôn giáo để tiến tới hôn nhân nhưng rốt cuộc đời sống gia đình sau khi kết hôn lại không thực sự êm ả. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hôn nhân chỉ hạnh phúc thực sự khi cả hai cùng một niềm tin, tín ngưỡng. Thực tế là cũng có nhiều cặp vợ chồng khác tôn giáo vẫn sống hạnh phúc vì không chỉ đã biết dung hòa và tôn trọng đức tin của bạn đời mà còn của cả gia đình hai bên vợ chồng.

Đề cập đến góc nhìn này để thấy rằng ai cũng mong muốn vừa có một tình yêu chân thật, vừa có cùng một niềm tin tôn giáo như một điều kiện để tìm được hạnh phúc. Vậy thì tại sao ngay từ đầu giữa muôn vàn mối nhân duyên ta lại không lựa chọn con đường thuận lợi để hôn sự được như ý? Và nếu niềm tin tôn giáo quyết định đến tình yêu và hạnh phúc lứa đôi thì tại sao bạn phải bất chấp tất cả để được ở bên nhau dẫu ngay từ khi bắt đầu đã biết rằng khó lòng hạnh phúc?

Thực tế là, với những người theo tôn giáo, không ai muốn mình là người yếu thế trong niềm tin nhưng dù là đạo giáo nào thì cũng luôn phải xuất phát từ tình yêu thương con người. Bởi vậy, thay vì áp đặt niềm tin tôn giáo có thể làm tổn thương đến tình yêu và lòng tự trọng của mỗi bên, hạnh phúc hôn nhân nên là kết quả của quá trình chung sống, vun đắp, gìn giữ, trân trọng và vượt qua thử thách của cả hai người.

Đường đến hạnh phúc của hôn nhân khác đạo

Tìm tiếng nói chung trước hôn nhân

Hôn nhân giữa một người có tôn giáo và một người không tôn giáo thường thuận lợi hơn là hôn nhân khác đạo. Vì vậy, trước khi chính thức bước vào cuộc hôn nhân nhiều khó khăn, thử thách này, hai bạn phải chuẩn bị tinh thần để biết kiềm chế bản thân trong cuộc sống chung sau này, không bao giờ tranh cãi về vấn đề tôn giáo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dù bất cứ chuyện gì xảy ra cũng phải luôn tôn trọng niềm tin của nhau. Cả hai cùng tạo điều kiện cho nhau trong việc thực hành niềm tin tôn giáo, tránh tối đa sự tranh luận về tôn giáo, hay những so sánh có ý hạ thấp tôn giáo khác. Tôn trọng niềm tin tôn giáo của người khác được xem là hành vi ứng xử có văn hoá.

Ở một phương diện khác, việc tiến đến hôn nhân khác đạo là một trải nghiệm không phải ai cũng được trải qua. Thông qua cuộc hôn nhân này người trong cuộc có thể thấy được sự trưởng thành của chính bản thân mình khi phải đặt lên bàn cân sự lựa chọn về cả 2 thứ quan trọng trong đời.

Nếu các bạn muốn cùng chung sống dưới một mái nhà thì nguyên tắc đầu tiên là tuyệt đối tôn trọng lẫn nhau, đạo ai nấy giữ bởi niềm tin tôn giáo là điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm và không thể nhân danh tình yêu mà để niềm tin đó bị xúc phạm. Khi không tìm được tiếng nói chung thì tốt nhất không nên đi đến kết hôn bởi bản chất của hôn nhân ngoài tình yêu còn cần phải có sự tôn trọng, bình đẳng và tương kính lẫn nhau.

Dung hòa mối quan hệ gia đình của một cuộc hôn nhân khác đạo

Cởi bỏ giáo điều trong hôn nhân là hướng đi tích cực của con người văn minh, hiện đại. Có thể trong quan hệ hôn nhân khác đạo, các bên đều đưa ra những lý do để bảo vệ quan điểm của mình, nên sự việc rất dễ rơi vào bế tắc, khó thông cảm được với nhau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, tôn giáo không hề có lỗi, bởi bất kỳ tôn giáo nào ra đời cũng đều mong muốn mang hạnh phúc đến cho mọi người. Chân thành, trung thực, yêu thương, vị tha, chung thủy… là những tính cách mà các tôn giáo đều khuyến khích tín đồ của mình thực hành. Vì thế hãy để hai người tự do thể hiện điều đó trong cuộc sống của mình theo những cách khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn là hướng đến những điều thiện lành.

Thêm một vấn đề khác nữa là sau khi có thể tiến tới hôn nhân trên nguyên tắc tự điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ, thái độ của mình trước các quan hệ ứng xử thì hãy tiếp tục duy trì điều đó ngay cả khi nuôi dạy con cái. Thay vì ép buộc cực đoan con cái phải theo tôn giáo của ai, hãy để các con lĩnh hội, tiếp xúc tự nhiên với cả hai truyền thống tôn giáo của cha và mẹ. Thêm vào đó, cho đến khi các con trưởng thành, theo tôn giáo nào là quyết định riêng của mỗi cá nhân và bản thân cha mẹ hai bên cũng cần tôn trọng lựa chọn đó.

Đôi điều chia sẻ

Thực tế đã chứng minh rằng ngoài tình yêu thì một cuộc hôn nhân có bền vững được hay không thì giữa 2 người trong cuộc còn cần có sự hiểu biết và tôn trọng nhau. Nếu làm được điều đó thì dù là hôn nhân khác đạo hay hôn nhân cùng đạo vẫn sẽ đạt được kết quả hạnh phúc và viên mãn. Chúc hôn nhân của các bạn không gặp trở ngại và thành công!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi