Lớp 1 - Học đánh vần tiếng Việt theo sách công nghệ giáo dục thế nào?

Trong Công nghệ Giáo dục, học sinh cần phân biệt rõ âm và chữ. Âm là vật thật, âm thanh. Chữ là vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Học đánh vần là bài học quan trọng đối với bất kỳ trẻ nào, tuy nhiên bài học này cũng không hề đơn giản. Trước khi tìm hiểu về cách đánh vần thì bạn cũng cần biết những kiến thức cơ bản về chữ viết nữa.

Nội dung bài viết:

  • Thông tin chung về chữ cái, từ, vần
  • Phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái
  • Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm chữ viết của  tiếng Việt
  • Cách đánh vần 1 tiếng
  • Những lưu ý khi dạy con học đánh vần

Kiến thức cơ bản về chữ cái, từ, vần

Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các ký hiệu hoặc biểu tượng. Chữ viết trong mỗi ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng của ngôn ngữ đó. Đối với mỗi người học ngoại ngữ thì việc làm quen với bảng chữ cái sử dụng cho ngôn ngữ đó là việc đầu tiên hết sức quan trọng.

Một số khái niệm phải được phân biệt rõ trước khi học đánh vần:

  • TỪ (word) là một đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, do nhiều chữ (letters) và dấu hợp lại, có ý nghĩa và dùng để đặt thành câu. Có thể chia từ làm từ đơn và từ ghép (Từ Kép hay Từ Đôi).
    • TỪ ĐƠN: ba, bà, ông, mẹ.
    • TỪ GHÉP gồm có hai từ ghép lại: gia đình, chậm chạp, tiến bộ.
    • ÂM hay gọi là TIẾNG: đơn vị phát âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ.
  • VẦN: Phần chủ yếu tạo nên âm của từ.
  • ĐÁNH VẦN: (spelling) là dùng để VIẾT, đọc tên các chữ theo đúng thứ tự viết trong từ đó kèm theo dấu (nếu từ đó có dấu)
  • RÁP ÂM (pronunciation) là dùng để ĐỌC : nối liền các âm lại, đọc nhanh, để phát ra thành tiếng. Mục đích giúp cho học sinh đọc đúng và nhanh tiếng Việt.

Mẹ có thể quan tâm:

Dạy bé đánh vần lớp 1 như thế nào để con học nhanh nhớ lâu?

Phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái

Trong Công nghệ Giáo dục, học sinh cần phân biệt rõ âm và chữ. Âm là vật thật, âm thanh. Chữ là vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm. Theo đó, không phải lúc nào cũng có sự tương ứng 1-1 giữa âm và chữ. Thông thường, một âm được ghi lại bằng một chữ cái (a, b, d, đ, e, l, m,…).

Nhiều bạn nhầm lẫn giữa tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái. Chẳng hạn: Chữ b, tên gọi là “bê”, âm đọc là “bờ”. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đặc biệt có 3 chữ cái c (xê), k (ca), q (quy) đều đọc là “cờ”. Theo thầy Trần Mạnh Hưởng thì chữ q không gọi tên là “cu” nữa mà gọi tên là “quy”.

Trẻ cần phân biệt âm, chữ cái, vần (Nguồn ảnh: vnexpress)

Với các phụ âm, nguyên âm ghi bởi 2 – 3 chữ cái

Có những trường hợp một âm không phải chỉ được ghi lại bằng một chữ mà có thể là 2, 3, 4 chữ; do đó, cần có căn cứ luật chính tả. Một âm ghi lại bằng một chữ, nghĩa là các chữ ghi âm có vai trò như nhau. Do đó, một âm /chờ/ được ghi lại bằng một chữ ch (chữ: chờ) chứ không phải được ghép lại từ 2 chữ c và h.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ví dụ : Âm /ngờ/ được ghi bằng 2 chữ: ng và ngh (ngờ kép).

Âm /cờ/ được ghi bằng 3 chữ: c (cờ), k (ca) và q (cu).

Âm /ia/ được ghi bằng 4 chữ: iê, ia, yê, ya

Bảng âm vần theo sách công nghệ giáo dục lớp 1

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, i, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y

Riêng các âm: gi; r; d đều đọc là “dờ” nhưng cách phát âm khác nhau.

Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm chữ viết của  tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, những đặc điểm loại hình này có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học Học vần.

Về ngữ âm, tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu, các âm tiết được nói rời, viết rời, rất dễ nhận diện. Mặt khác, ranh giới âm tiết tiếng Việt trùng với ranh giới hình vị, do vậy, hầu hết các âm tiết tiếng Việt đều có nghĩa. Chính vì điều này, tiếng (có nghĩa) được chọn làm đơn vị cơ bản để dạy học sinh học đọc, viết trong phân môn Học vần.

1 bài học đánh vần cho trẻ (Nguồn ảnh: vnexpress)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với cách lựa chọn này, ngay từ bài học tiếng Việt đầu tiên, học sinh đã được tiếp cận với một tiếng tối giản, là nguyên liệu tạo nên các từ đơn và từ phức trong tiếng Việt, Cũng vì vậy, học sinh chỉ học ít tiếng nhưng lại biết được nhiều từ chứa những tiếng mà các em đã biết.

Về cấu tạo, âm tiết tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ, các yếu tố trong âm tiết kết hợp theo từng mức độ lỏng chặt khác nhau: phụ âm đầu, vần và thanh kết hợp lỏng, các bộ phận trong vần kết hợp với nhau một cách chặt chẽ. Vần có vai trò đặc biệt quan trọng trong âm tiết. Đây là cơ sở của cách học đánh vần theo quy trình lập vần (a-mờ-am), sau đó ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng (lờ-am-lam-huyền-làm).

Mẹ có thể quan tâm:

Bật mí kinh nghiệm chọn trường mầm non cho bé yêu để con ăn ngủ ngoan, học vui

Cách đánh vần 1 tiếng

Trẻ sẽ được học đánh vần theo cơ chế 2 bước:

Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (khi đánh vần tiếng thanh ngang, tách ra phần đầu / phần vần).

Ví dụ: ba : /bờ/ – /a/ – /ba/

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bước 2: Đánh vần tiếng có thanh (khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang: Tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang). Ví dụ: bà: /ba/ – huyền – /bà/. Học sinh chỉ học tiếng có thanh khi đã đọc trơn được tiếng thanh ngang.

Ta thấy 1 tiếng đầy đủ có 3 thành phần: âm đầu – vần – thanh, bắt buộc phải có: vần – thanh, có tiếng không có âm đầu.

Ví dụ 1. Tiếng an có vần “an” và thanh ngang, không có âm đầu. Đánh vần: a – nờ – an.

Ví dụ 2. Tiếng ám có vần “am” và thanh sắc, không có âm đầu. Đánh vần: a – mờ – am – sắc – ám.

Ví dụ 3. Tiếng bầu có âm đầu là “b”, có vần “âu” và thanh huyền. Đánh vần: bờ – âu – bâu – huyền – bầu.

Ví dụ 4. Tiếng nhiễu có âm đầu là “nh”, có vần “iêu” và thanh ngã. Đánh vần: nhờ – iêu – nhiêu – ngã – nhiễu.

Chú ý: Vần đầy đủ có âm đệm, âm chính và âm cuối.

Đánh vần là bài học đầu đời không thể thiếu của trẻ (Nguồn ảnh: vnexpress)

Ví dụ 5. Tiếng Nguyễn có âm đầu là “ng”, có vần “uyên” và thanh ngã. Vần “uyên” có âm đệm là “u”, âm chính là “yê”, âm cuối là “n”. Đánh vần “uyên” là: u – i – ê – nờ – uyên hoặc u – yê(ia) – nờ – uyên. Đánh vần “Nguyễn” là: ngờ – uyên – nguyên – ngã – nguyễn.

Ví dụ 6. Tiếng yểng, không có âm đầu, có vần “yêng” và thanh hỏi. Vần “yêng” có âm chính “yê”, âm cuối là “ng”. Đánh vần: yêng – hỏi – yểng.

Ví dụ 7. Tiếng bóng có âm đầu là “b”, vần là “ong” và thanh sắc. Đánh vần vần “ong”: o – ngờ – ong. Đánh vần tiếng “bóng”: bờ – ong – bong – sắc – bóng.

Ví dụ 8. Tiếng nghiêng có âm đầu là “ngh”, có vần “iêng” và thanh ngang. Vần “iêng” có âm chính “iê” và âm cuối là “ng”. Đánh vần tiếng nghiêng: ngờ – iêng – nghiêng. Đây là tiếng có nhiều chữ cái nhất của tiếng Việt.

Ví dụ 9. Với từ có 2 tiếng Con cá, ta đánh vần từng tiếng: cờ – on – con – cờ – a – ca – sắc – cá.

Ví dụ 10. Phân biệt đánh vần “da” ( trong da thịt ) và “gia” (trong gia đình).

“da” : dờ -a-da.

“gia” có âm hoàn toàn như “da” nhưng vì lợi ích chính tả được đánh vần là: gi (đọc là di)-a- gia.

Như vậy các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về đánh vần các tiếng theo sách giáo khoa cải cách giáo dục.

Những lưu ý khi dạy con học đánh vần

  • Nên dạy con những từ đơn giản và gần gũi như bố, mẹ, cá, gà… trước. Khi bé đã quen thì mới dạy từ khó và dài hơn, có như vậy quá trình học đánh vần và tập đọc của bé mới dễ dàng và hiệu quả.
  • Nên kết hợp học đánh vần với trò chơi để cả nhà có những khoảng thời gian vui vẻ mà bé cũng tiếp thu kiến thức hiệu quả, đồng thời dành cho bé những lời động viên, khen ngợi hợp lý
  • Không nên ép bé học quá nhiều, nhất là trẻ dưới 6 tuổi khi bé còn thích vui chơi và khả năng tập trung chưa cao. Thời gian tập trung thông thường của bé rơi vào khoảng 15 phút, do đó không nên ép bé học liên tục, điều này sẽ làm con chán nản, mất hứng thú, thậm chí sợ hãi, ám ảnh với việc học. Thay vào đó nên dạy bé học theo từng khoảng thời gian ngắn nhưng đều đặn, vào các khung giờ cố định
  • Cho bé học trong không gian thoải mái, yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn hay yếu tố gây sao nhãng…

Nên dành thời gian học và chơi cùng trẻ (Nguồn ảnh: vnexpress)

Chính tả là vấn đề không thuần túy ngôn ngữ mà còn mang tính văn hóa. Dạy đánh vần, dạy chữ có nhiều cách chứ không phải chỉ có một. Vấn đề là dạy sao cho phù hợp với năng lực nhận thức của trẻ, đơn giản và hiệu quả.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis