Hình dáng đầu của bé sơ sinh như thế nào là bình thường? Khi nào cần lưu ý về vùng đầu của con?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hình dáng đầu của trẻ sơ sinh có hình bầu dục. Nguyên nhân là do áp lực khi đi qua ống sinh sẽ khiến các xương cấu tạo nên hộp sọ của bé bị xê dịch và chồng lên nhau.

Sau khi chào đời, hình dáng đầu của trẻ sơ sinh có vẻ bất thường. Bạn đừng lo lắng vì tình trạng này sẽ hết trong vài ngày. Cùng theAsianparent Việt Nam tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Vùng mềm

Thực tế, có hai điểm mềm nằm trên đầu của trẻ sơ sinh: ở phía trên và đằng sau. Hai khu vực này có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng giúp di chuyển hộp sọ qua ống sinh và hỗ trợ não của con phát triển nhanh chóng sau khi chào đời.

Theo các chuyên gia về sơ sinh, vùng mềm hình kim cương trên đỉnh đầu của trẻ sơ sinh có thể rộng khoảng 5 cm. Vùng này sẽ bắt đầu đóng lại khi trẻ được khoảng sáu tháng tuổi và đóng hoàn toàn khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Điểm mềm trên đầu giúp não của bé phát triển

Điểm mềm thứ hai sẽ khó tìm hơn vì nó nằm ở đằng sau đầu của trẻ. Vùng này rộng hơn 1.2 cm và có hình tam giác.

Theo tiến sĩ Tia Hubbard, một bác sĩ nhi khoa từ Đại học California ở Trung tâm Y tế San Diego khuyên rằng: "Các bậc cha mẹ đừng quá lo lắng khi con có vùng mềm trên đầu. Các vùng này sẽ cho phép não của em bé phát triển nhanh chóng trong những năm đầu đời. Ngoài ra, đây là khu vực khá nhạy cảm nên bạn cần cẩn thận khi chạm vào."

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hình dáng đầu của bé sơ sinh

Đầu trẻ sơ sinh có hình bầu dục

Trong lúc sinh, áp lực khi đi qua ống sinh sẽ khiến các xương cấu tạo nên hộp sọ của bé bị xê dịch và chồng lên nhau. Do đó, bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy con có đầu hình bầu dục. Mặt khác, mẹ chuyển dạ lâu hoặc sử dụng thiết bị hút chân không để hỗ trợ sinh nở cũng khiến tình trạng này xảy ra. Đầu bé hình bầu dục được coi là bình thường. Trong những ngày sau, đầu sẽ tròn hơn.

Đầu trẻ sơ sinh có hình bầu dục là hoàn toàn bình thường

Hội chứng đầu phẳng

Đây là tình trạng đầu của trẻ sơ sinh không được đối xứng hoặc bị biến dạng. Một chuyên gia sơ sinh tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em cho biết: "Hội chứng đầu phẳng không ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nó có thể gây ra sự mất cân đối ở mặt và đầu của bé”.

Cách khắc phục hội chứng đầu phẳng

Bạn cần thực hiện một số cách để làm cho đầu của trẻ được đối xứng hơn. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể làm ở nhà cho bé:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nằm sấp thường xuyên: Việc này sẽ giúp con tăng cường các cơ cổ và kiểm soát đầu tốt hơn
  • Bế bé nhiều hơn để giảm áp lực lên đầu của trẻ
  • Thay đổi hướng: Các bậc phụ huynh cố gắng thay đổi hướng đầu của trẻ khi ngủ và đừng để bé nằm ở một tư thế quá lâu
  • Tương tác với bé nhiều: Nếu con đang thức và nằm ngửa, bạn cần ngồi ở phía đối diện. Sau đó, cha mẹ có thể nói chuyện hoặc hát để con có động lực nhìn về những hướng khác. Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể thay đổi vị trí của cũi hoặc nôi trong phòng ngủ để con thấy nhiều điều mới lạ.

Tiến sĩ Michael Lim, chuyên gia tư vấn cho Dịch vụ Giấc ngủ & Phổi Nhi khoa ở khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Quốc gia khuyên rằng: "Trẻ sơ sinh không nên ngủ võng vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu đầu con không bình thường khi được 4-8 tháng tuổi, gia đình nên đưa con đến bác sĩ để được điều trị."

Hội chứng đầu phẳng làm đầu và mặt của bé bị mất cân đối khi phát triển

Tóc của bé sơ sinh

Khi mới sinh, con bạn sẽ có ít tóc với những sợi mảnh trên đầu. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh sẽ có tóc dày. Độ dày của tóc lúc bé không trở thành tiêu chuẩn cho sự phát triển của tóc khi con lớn lên.

Khi nào cần lo lắng về vùng đầu của bé sơ sinh?

Những bất thường về hình dáng của đầu trẻ sẽ tự biến mất hoặc thông qua các phương pháp điều trị đơn giản. Trong một số trường hợp, các bất thường có thể là dấu hiệu báo những vấn đề về bệnh lý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo các chuyên gia: "Điểm mềm ở phía sau bị trũng xuống cho thấy con đang bị mất nước. Điểm mềm ở trên bị nhô lên có thể là dấu hiệu con bị áp lực lên não". Ngoài ra, khi bé thường xuyên ôm đầu sang một bên thì chứng tỏ cơ bắp của con có vấn đề.

Nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về những đặc điểm ở vùng đầu của bé sơ sinh. Đầu bé sinh ra không được đối xứng là trường hợp bình thường. Cha mẹ đừng nên lo lắng. Tuy nhiên, nếu con có các dấu hiệu bất ổn ở vùng đầu, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.

Theo theAsianparent Indonesia

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Le