Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai sẽ thay đổi so với bình thường như nhũ hoa trở nên sậm màu và to hơn bởi sự tăng lượng của sắc tố da. Mẹ có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn những thay đổi của ngực:
- Ngực nhạy cảm, đau ngực
- Nhũ hoa trở nên sẫm màu khi mang thai
- Bầu ngực nổi mạch và gân xanh
- Rò rỉ sữa non ở nhũ hoa
- Chăm sóc bầu ngực khi mang thai
Ngực nhạy cảm, đau ngực
Đột nhiên đầu ti nhạy cảm? Biểu hiện của mang thai đầu tiên và dễ gặp phải nhất ở các mẹ bầu chính là cảm thấy nhạy cảm khi chạm nhẹ vào đầu ngực. Hoặc có thể, mẹ sẽ thấy nhũ hoa có cảm giác căng tức, đau đớn khi mang áo ngực.
Điều này đã gây nên tâm lý vô cùng khó chịu cho mẹ bầu vì sự bất tiện này. Sở dĩ hiện tượng này xảy ra là bởi do sự gia tăng hormone estrogen, progesterone khi mới mang thai sẽ khiến máu lưu thông nhiều hơn. Từ đó, nhũ hoa sẽ có những thay đổi bất thường.
BSCK II Nguyễn Đình Tời – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chia sẻ “Ngực là bộ phận quan trọng của nữ giới, nhất là mẹ bầu bởi đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho thai nhi. Vì thế, mẹ bầu nên chăm sóc bầu ngực thường xuyên và đúng cách như chọn áo ngực phù hợp với kích cỡ ngực với chất liệu mềm mại. Mỗi ngày, mẹ nên dùng khăn mềm nhúng nước ấm để rửa sạch núm vú, mẹ có thể vừa lau vừa massage bầu vú để kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy chức năng tiết sữa”.
Cũng có rất nhiều mẹ bầu khi mới mang thai đau ngực nhưng hình ảnh nhũ hoa vẫn không hề thay đổi. Nếu nằm trong trường hợp này, mẹ cũng không cần quá lo lắng nhé! Vì chúng cũng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn và em bé cả.
Bạn có thể chưa biết:
Nhũ hoa bong tróc da khi mang thai có phải là bệnh lý?
Làm thế nào để giảm bớt tình trạng đau ngực?
Để giảm bớt tình trạng đau ngực, mẹ bầu nên chọn loại áo ngực mỏng nhẹ, vừa vặn để mang hàng ngày. Đồng thời, mẹ có thể kết hợp thêm một vài động tác massage ngực nhẹ nhàng để giảm cơn đau. Kiên trì chịu đựng qua giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, các mẹ sẽ cảm thấy bớt khó chịu hơn đấy!
Nhũ hoa trở nên sẫm màu khi mang thai
Tại sao nhũ hoa bị thâm? Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai sẽ tiếp tục có sự thay đổi khi mẹ bầu bước vào tuần thứ 4 của thai kỳ. Lúc này, mẹ rất có thể sẽ nhìn thấy nhũ hoa trở nên sậm màu và to hơn so với bình thường bởi sự tăng lượng của sắc tố da.
Không chỉ vậy, ở giai đoạn này, quầng vũ bao quanh nhũ hoa cũng sẽ bắt đầu lớn và sậm màu hơn. Nhiều mẹ còn nhận thấy phần ngực trở nên bóng nhờn do có tuyến bã dầu hoạt động mạnh trong thời gian này.
Những thay đổi này hoàn toàn là để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ về sau. Do đó, mẹ cũng có thể an tâm vì chỉ sau một thời gian nhất định, đầu ngực có thể sẽ tự sáng màu lại.
Bầu ngực nổi mạch và gân xanh
Nổi mạch và gân xanh cũng là hình ảnh nhũ hoa khi mang thai. Vì trong thai kỳ, lượng máu vận chuyển về ngực mẹ sẽ tăng đến 50% để chuẩn bị lượng sữa cho bé sau này. Thế nên, mẹ sẽ dễ nhận thấy nhũ hoa mình xuất hiện các tĩnh mạch nổi trên da rõ rệt. Các tĩnh mạch này chỉ biến mất sau sinh hoặc lúc mẹ cai sữa hẳn cho bé. Vì lúc này ngực không còn cần phải cung cấp máu nhiều như trước nữa.
Bạn có thể chưa biết:
Rò rỉ sữa non ở nhũ hoa
Tại các tuần thai thứ 16 trở đi cũng là lúc ngực mẹ bầu sẽ bắt đầu sản xuất ra những giọt sữa non đầu tiên. Tất nhiên, mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt thấy như có những dòng chảy đang hoạt động bên trong nhũ hoa của mình.
Vào những tháng cuối thai kỳ, một số mẹ bầu sẽ nhận thấy nhũ hoa của mình tiết ra một lớp màng hoặc chất đóng cục, đó chính là sự rò rỉ của sữa non. Đây chính là những giọt sữa đầu tiên mà mẹ bầu sản xuất ra, chúng có rất nhiều kháng thể có lợi cho sức khỏe sẻ sơ sinh.
Vậy sữa non là gì? Sữa non là dưỡng chất cần thiết để khởi đầu cuộc sống mới của bé và tránh xa những căn bệnh. Vì thế, trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên sử dụng loại áo ngực dành riêng cho thai phụ để hỗ trợ nhũ hoa phát triển giúp và giúp mẹ lợi sữa hơn.
Lưu ý, khi hiện tượng rò rỉ sữa xuất hiện mẹ bầu nên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng ngực: Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh bầu ngực, mỗi ngày nên dùng nước ấm, khăn mềm để rửa sạch núm vú, loại bỏ những chất khô tiết ra và tích quanh núm vú. Hạn chế dùng xà phòng trực tiếp lên đầu ngực sẽ gây khô da, nứt nẻ. Khi tắm, bạn có thể nặn nhẹ một ít sữa ra để tránh sau này bị tắt sữa sau sinh.
Chăm sóc bầu ngực khi mang thai
- Mẹ nên chọn áo ngực có kích cỡ vừa vặn, khi mang thai ngực sẽ to hơn bình thường nên những chiếc áo ngực hàng ngày có thể sẽ không còn vừa vặn nữa. Mẹ nên chọn áo ngực loại dành riêng cho bà bầu
- Mẹ nên tắm gội và vệ sinh bầu ngực thường xuyên, nên rửa đầu ti mỗi ngày để loại bỏ những chất bẩn tích tụ lại
- Nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm tắm gội dịu nhẹ, không sử dụng xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh cơ thể, có thể sử dụng các loại kem dưỡng để tránh làm da khô.
Qua bài viết hẳn bạn cũng đã hình dung được phần nào hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai. Thay đổi của nhũ hoa khi mang là những hiện tượng hoàn toàn bình thường mà phần lớn các mẹ bầu đều sẽ gặp phải. Do đó, các mẹ đừng quá lo lắng mà hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thật tốt để chờ ngày chào đón bé yêu nhé!
Nguồn tham khảo: Cách vệ sinh đầu ngực khi mang thai 3 tháng cuối để giảm tắc sữa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Xem thêm:
- Vì sao đầu nhũ hoa có hạt trắng khi mang thai?
- Nhũ hoa khi mang thai có những nốt nhỏ là hiện tượng gì?
- 7 mẹo giúp mẹ vượt qua triệu chứng đau đầu nhũ hoa khi mang thai