Bế ẵm thôi, xin đừng Rung lắc con bố mẹ ơi!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ con rất đáng yêu, không ai có thể phủ nhận điều này. Chính những nét tinh nghịch và cử chỉ thân thiện khiến nhiều người muốn bế, ẵm các bé. Nhưng bế, ẵm thôi, đừng rung lắc trẻ…

“Không bao giờ rung lắc trẻ nếu không muốn con có vấn đề” – Đây chắc chắn là lời khuyên mà các ông bố, bà mẹ được nghe từ nhiều chuyên gia về trẻ em và các bác sỹ. Nhưng vấn đề ở đây là không phải ai cũng để tâm.

Và chồng của Angie Setlak cũng vậy.

Tin nhắn tử thần

Rung lắc trẻ để lại rất nhiều hậu quả lâu dài

Bé Xavier đến như một làn gió mới, một điều kỳ diệu với vợ chồng Angie Setlak.

Quá trình mang thai Xavier, mẹ Angie đã phải chịu rất nhiều áp lực từ công việc. Kết quả, bé ra đời sớm 4 tuần nhưng trộm vía, bé vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và cả hai mẹ con đều được ra viện.

Tuy nhiên, hạnh phúc đôi khi chỉ ngắn ngủi như vậy…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xavier ba tháng tuổi, mẹ Angie đi làm trở lại và người trông bé – không ai khác – chính là bố của Xavier.

Từ đây, mẹ Angie liên tục nhận được những tin nhắn từ chồng cả ngày về những khó khăn mà anh này gặp phải khi trông Xavier. Liên tục, liên tục những tin nhắn khiến Angie không khỏi cảm thấy lo lắng.

Hai vợ chồng phân công, ban ngày, Angie sẽ đi làm còn chồng ở nhà trông con. Đến chiều tối, khi Angie về, chồng cô sẽ đi làm còn cô trở lại thiên chức của mình.

Cuộc sống cứ trôi qua như vậy, cho đến khi Angie nhận được tin nhắn của chồng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Xavier tắt thở rồi. Về nhà ngay!”

Hối hận vì rung lắc trẻ

Bị rung lắc khiến Xavier chảy máu não

Bỏ tất cả công việc, Angie vội vã lao đến bệnh viện Nhi đồng Seattle – nơi Xavier đang được bố đưa đến trên xe cấp cứu. Đến nơi, cô thấy Xavier nằm đó với nhiều bác sỹ đứng xung quanh. Nắm chặt tay con, Angie mừng vì cô đã đến kịp và ở bên con.

Nhưng có gì đó sai sai…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xavier đột nhiên im lặng và mặt tái xanh dần đi.

Các bác sỹ cho biết, cậu bé đang bị chảy máu não.

Kết quả chụp chiếu cho thấy, cha của Xavier đã quá mệt mỏi khi phải liên tục trông con. Anh này đã có hành động rung lắc con khiến Xavier bị tổn thương não và lên cơn co giật mạnh.

Xavier được cứu sống do nhập viện kịp thời, nhưng có những di chứng sẽ theo em đến suốt cuộc đời. Các bác sỹ chẩn đoán, Xavier có thể bị mù, có thể không bao giờ học, đi lại, thậm chí nói chuyện được.

Cha của Xavier ngay lập tức bị bắt giữ vì tội lạm dụng trẻ em cấp độ I.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bất chấp sự hối hận của người bố này, Xavier vẫn phải mang những di chứng có thể là mãi mãi. Và đây là điều mà Angie muốn chia sẻ với các bà mẹ khác để tránh những điều tương tự.

Không được rung lắc trẻ, dù là bất cứ ai hoặc bất cứ tình huống nào!

Hội chứng rung lắc trẻ

Rung lắc khiến trẻ dễ bị tổn thương

Theo các chuyên gia, hội chứng rung lắc trẻ thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là từ giai đoạn sơ sinh đến 8 tháng do đặc điểm cơ thể của trẻ ở độ tuổi này. Trong khoảng thời gian này, đầu trẻ chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 cơ thể, não bộ chưa phát triển nhiều, lại nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh.

Khi bị rung lắc mạnh, nhất là trong động tác tung hứng hay quay vòng tròn quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể va đập vào hộp sọ, làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu trong não.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

TheAsianParent cung cấp một số dấu hiệu của các em bé bị rung lắc như sau:

– Rất khó chịu hoặc cáu kỉnh

– Khó khăn về hô hấp

– Ăn uống kém

– Hay nôn trớ

– Da nhợt nhạt hoặc tái xanh

– Bị động kinh

– Bị tê liệt

– Hôn mê

Cách hạn chế rung lắc trẻ

Xavier may mắn còn sống sót sau cơn rung lắc mạnh

Bé bị rung lắc thường là do bé liên tục quấy khóc, gào to trong một thời gian dài khiến cho người trông cảm thấy mệt mỏi và bị stress. Bố mẹ hoặc người trông trẻ cần giải quyết ra sao?

– Giữ bình tĩnh

– Chia sẻ với người khác

– Ngủ đủ giấc, ngủ khoa học

– Tìm đến sự hỗ trợ của các bác sỹ và chuyên gia tư vấn tâm lý

Nhớ rằng, đừng rung lắc trẻ dưới mọi trường hợp, dù có tức giận cái gì đi chăng nữa!


Theo TheAsianParent

Xem thêm:

BẾ RUNG LẮC BÉ – Cẩn thận hiểm họa khó lường

Cách bế trẻ sơ sinh chuẩn khoa học: Mẹ có nên rung lắc bé?

Bài viết của

DAVE