Cha mẹ nhất định phải biết cách sơ cấp cứu này khi trẻ mắc chứng hen suyễn

Nếu bé bị hen suyễn, cha mẹ và người chăm sóc nhất thiết phải biết làm gì khi bé phát bệnh, đây là một sự hiểu biết giá trị để đảm bảo an toàn cho bé khi lên cơn hen suyễn. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có biết về chứng hen suyễn ở trẻ? Nếu bạn là cha mẹ của em bé mắc chứng hen suyễn thì dưới đây là những gì bạn cần nên biết. Hãy theo dõi nhé!

Dấu hiệu nào cho thấy trẻ mắc hen suyễn

Bệnh hen suyễn ở trẻ là tình trạng mà đường thở của trẻ bị hẹp, sưng lên và tiết ra nhiều chất nhầy. Hen suyễn có thể là cản trở hoạt động hàng ngày của trẻ. Thậm chí có thể dẫn đến một cơn hen suyễn cấp nguy hiểm nếu không có thuốc kịp thời.

Trẻ bị hen suyễn thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác, bao gồm:

  • Khò khè, có tiếng ran rít ở phổi khi trẻ thở
  • Khó thở: Trẻ thở nhanh, cha mẹ có thể thấy qua hiện tượng cơ ở cổ và lồng ngực trẻ co kéo, cánh mũi phập phồng.
  • Ho thường xuyên, đặc biệt là về đêm.

Đặc biệt, các triệu chứng thường xuất hiện hay nặng hơn sau khi trẻ tiếp xúc với một yếu tố nào đó, ví dụ như thay đổi thời tiết (thời tiết lạnh khô), trẻ gắng sức khi chơi đùa, sau khi ăn một loại thức ăn nào đó… Khi có các triệu chứng như trên, hãy đưa trẻ đến khám chuyên khoa hô hấp để được bác sĩ thực hiện các biện pháp chẩn đoán phù hợp.

Bệnh hen suyễn ở trẻ có tính di truyền và lây lan không?

Bệnh hen suyễn ở trẻ có tính chất di truyền. Nếu gia đình (bố mẹ, anh chị) có người bị hen suyễn thì trẻ sẽ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn bình thường. Tuy nhiên, không phải trẻ nào có bố mẹ, anh chị bị hen suyễn cũng sẽ bị hen suyễn. Hen suyễn không phải là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan từ người này qua người khác khi tiếp xúc như cảm cúm.

Trẻ nào có nguy cơ cao mắc hen suyễn?

Có nhiều yếu tố gia tăng nguy cơ mắc hen suyễn của một trẻ, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền. Trẻ có cha mẹ, hoặc anh chị bị hen suyễn.
  • Cơ địa dị ứng. Trẻ bị viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng kèm theo
  • Thừa cân. Trẻ bị béo phì có nguy cơ bị hen suyễn cao gấp 1,5 lần người bình thường.
  • Không bú sữa mẹ. Trẻ không được bú sữa mẹ từ nhỏ có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị hen suyễn về sau.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm.Trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc, bụi, mùi hóa chất…

Các bước sơ cấp cứu hen suyễn ở trẻ

Bước 1

Đầu tiên là giúp con ngồi trong một tư thế thoải mái, có đủ khoảng không trước mặt để không khi không bị hạn chế và sẽ giúp con thở tốt hơn một chút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bước 2

Tiếp theo là giúp con uống thuốc của mình. Để sự dụng hổ trợ hít thở , cha mẹ nên luyện tập cho thật quen với các công cụ, để khi con lên cơn cha mẹ có thể tự tin giúp con uống thuốc và hổ trợ tốt nhất cho con.

Bước 3

Trấn an con bằng cách nói với con rằng con đang làm tốt và đúng, và rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp thôi. Điều này sẽ giúp con bạn thư giãn và được thư giãn cũng có thể giúp con ứngi phó với các cuộc tấn công bệnh hen suyễn tốt hơn.

Bước 4

Nếu bạn nghĩ rằng cơn hen suyễn thì rất nghiêm trọng, hoặc nếu bạn không có bất kỳ loại thuốc về hen suyễn theo chỉ định của bác sỹ trên tay, tốt nhất gọi trợ giúp từ bác sỹ, cấp cứu..... Khi đó người hướng dẫn sẽ hướng dẫn bạn các bước cần thực trong khi chờ đợi để chờ sự hổ trợ đến. Nếu bạn không chắc chắn về những gì để làm, đừng ngần ngại gọi trợ giúp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem video này để tìm hiểu thêm:

Nhận biết dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu

Khi đã được chẩn đoán hen suyễn, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng thuốc phòng ngừ a lâu dài và thuốc cắt cơn. Thông thường, cơn hen của trẻ sẽ giảm sau khi sử dụng thuốc cắt cơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết một số dấu hiệu cho thấy trẻ cần được đưa đi cấp cứu:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sau khi sử dụng thuốc cắt cơn: trẻ vẫn khó thở, hoặc nói năng khó nhọc. Trẻ vẫn mệt và có dấu hiệu co kéo cơ quanh ngực và cổ; cánh mũi phập phồng khi thở khi đã dùng thuốc.
  • Tím tái ở môi hay đầu ngón tay.
  • Lơ mơ, không tỉnh táo đáp ứng lại lời bố mẹ.

Lời khuyên trong việc chăm sóc trẻ bị hen suyễn

  • Tránh để trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá
  • Không nuôi thú vật có lông trong nhà (chó, mèo)
  • Thường xuyên giặt rèm, chăn ga, gối nệm bằng nước ấm và phơi khô ngoài nắng.
  • Không trải thảm trong nhà vì thảm rất dễ tích bụi.
  • Tránh dùng các loại nước hoa xịt phòng, thuốc xịt mũi, côn trùng trong phòng của trẻ
  • Tránh đốt nhang khói trong nhà
  • Không để trẻ bị hen suyễn  chơi thú nhồi bông loại có nhiều lông.
  • Cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra đường. Chú trọng giữ ấm không khí xung quanh trẻ.

Qua đây hi vọng cha mẹ đã hiểu hơn về chứng hen suyễn ở trẻ em và biết cách sơ cấp cứu cho con khi gặp trường hợp khẩn cấp nhé!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis