Hen phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hen phế quản ở trẻ em thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Hen phế quản không thể chữa khỏi, nhưng ba mẹ có thể cố gắng bảo vệ lá phổi bé nhỏ của con.

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản ở trẻ em

  • Yếu tố gia đình: Nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có cha mẹ không bị hen phế quản thì nguy cơ bị bệnh hen phế quản rất thấp khoảng 10%. Tuy nhiên, nguy cơ mắc hen phế quản sẽ tăng lên 25% nếu một trong hai người cha hoặc mẹ bị hen phế quản. Nếu cả cha mẹ bị hen phế quản thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh tăng lên 50%.
  • Cơ địa dị ứng: những đứa trẻ bị chàm, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác… có nguy cơ bị hen phế quản.

  • Thời tiết, môi trường sống (khói, bụi, lông động vật…)
  • Vi sinh vật (một số virus viêm đường hô hấp, nấm mốc)
  • Thức ăn ( tôm, cua, ốc, đồ ăn có chất bảo quản)
  • Các tác nhân khác như vận động quá sức.

Triệu chứng bệnh hen phế quản ở trẻ em

Không phải tất cả trẻ em đều có các triệu chứng hen suyễn giống nhau. Cùng một đứa trẻ cũng có những dấu hiệu bệnh khác nhau ở mỗi thời kỳ. Những dấu hiệu hen phế quản phổ biến bao gồm:

  • Những cơn ho thường xuyên. Trẻ có thể bị ho khi chơi, vào ban đêm, khi cười hoặc khóc
  • Ho mãn tính (có thể là triệu chứng duy nhất)
  • Ít năng lượng hơn khi chơi
  • Thở nhanh
  • Tức ngực, đau ngực
  • Thở khò khè – có tiếng như huýt sáo khi hít vào hoặc thở ra
  • Co rút ngực, ngực thở phập phồng
  • Khó thở
  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi

Đây là một số dấu hiệu phổ biến. Tuy nhiên các xét nghiệm để xác nhận trẻ có bị hen suyễn không thường chỉ chính xác cho trẻ từ sau 5 tuổi.

Phòng bệnh hen phế quản ở trẻ em

  • Không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông chó, lông mèo.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh dùng thảm trong nhà.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm.
  • Trong phòng khách hạn chế để hoa, phòng ngủ của trẻ tuyệt đối không để hoa.
  • Cho trẻ ăn nhiều các loại rau xanh, cà rốt, có nhiều vitamin tăng đề kháng.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các đồ ăn công nghiệp như nước đóng chai, nước có gas, đồ khô vì có rất nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ em

Để điều trị bệnh có hai loại thuốc chính có tác dụng khác nhau là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Các dạng thuốc nên sử dụng ở dạng xịt khí dung, sẽ có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các dạng thuốc tiêm hay uống.

Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh dạng xịt khí dung

Đây là loại thuốc trẻ có thể sử dụng ngay khi bắt đầu có triệu chứng hen. Chúng có tác dụng nhanh chóng làm giãn phế quản, giúp trẻ dễ thở hơn.

Thuốc dự phòng

Thuốc dự phòng có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường thở, giảm sưng và ngăn những kích ứng với tác nhân gây bệnh hen phế quản ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng cần dùng thuốc này. Bác sỹ sẽ có những chỉ định trẻ có cần dùng thuốc dự phòng hay không và nên dùng loại nào tùy thuộc vào triệu chứng hen và lứa tuổi của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh việc chữa trị hen phế quản ở trẻ em hàng ngày, cha mẹ cần động viên con, tránh bi quan, lo âu ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu bị hen phế quản – Thai nhi liệu có bị ảnh hưởng không?

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản như nào để con nhanh khỏi?

Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Quỳnh Hoa