Góc bình yên cho con – Khi trẻ em bùng nổ cảm xúc, chúng cần một người lớn bình tĩnh, ấm áp để làm dịu chúng và giúp chúng cảm thấy an toàn.
Đôi khi, mặc dù những nỗ lực tốt nhất của ba mẹ là để thể hiện sự hiểu biết, an ủi con trong khi con đang mất kiểm soát về cảm xúc, mọi cảm xúc bùng nổ trong con, nhưng tất cả đều không hiệu quả tại thời điểm đó. Có lẽ cái con cần là một góc yên bình để con có thể bình tĩnh lại.
Có những hành vi bộc phát khi cảm xúc con bùng nổ – con xô đẩy, ném đồ, cấu cào người kế bên, hay té lăn ra sàn và gào rú như một cách để đẩy mọi cảm xúc ra.
Ba mẹ có thể có khuynh hướng: la mắng con hơn (vì nghĩ con sẽ sợ và nghe theo), hay càng dỗ dành con càng gào khóc, có một số ba mẹ lựa chọn cho con vào phòng để con bình tĩnh, khóc thoải mái và không làm phiền đến ai.
Tất cả các cách xử lý trên đều mang lại những hậu quả tổn thương về tâm lý sau này:
- La mắng con – nếu con sợ thì sau này con sẽ có thể kìm nén và giấu cảm xúc của mình. Nếu con không sợ, thì việc bộc phát những hành vi này sẽ càng leo thang, vì con biết con có thể kiểm soát được cha mẹ bằng cách này.
- Và nếu dỗ dành, dụ ngọt con – con có thể dùng đó làm điều kiện khi cần hay muốn điều gì.
- Nếu để con trong phòng một mình, tức ba mẹ ngầm gửi thông điệp đến con đó là một điều xấu cần phải giấu đi, thông điệp con sẽ một mình khi con có những cảm xúc đó.
Thật ra những cảm xúc và hành vi ấy là hết sức bình thường – nó thể hiện một phần của con người trong con, rằng con đang trong quá trình nhận ra cảm xúc, học kiểm soát chúng – và học cách diễn đạt chúng theo những cách khác nhau.
Đây chắc chắn không phải là điều dễ học, vì ngay cả người lớn đôi khi còn không thể diễn tả nổi cảm xúc của mình. Đó là bởi vì hầu hết chúng ta bị giới hạn bởi đúng sai, bởi nên và không nên, bởi việc đánh giá cảm xúc nào có thể chấp nhập và cảm xúc nào không thể chấp nhận được, và chúng ta – những người lớn đã làm việc chăm chỉ để kìm nén chúng, để trở thành những diễn viên giỏi biết thể hiện những cảm xúc mọi người chấp nhận, giấu kỹ những cảm xúc mà xã hội này không chấp nhận.
Đôi khi chúng ta dỗ con bằng những viên kẹo cái bánh hay ipads, iphone để tập con không được thể hiện cảm xúc đó nữa. Nhưng những cảm xúc này chỉ ẩn đâu đó và chúng luôn sủi bọt để được chữa lành bằng những chiếc kẹo ngọt ngào.
Cung cấp sự hiểu biết bình tĩnh
Nếu ba mẹ muốn dạy cho con mình nhiều cách để tự điều chỉnh cảm xúc, hãy bắt đầu bằng cách cung cấp sự hiểu biết bình tĩnh cho con, khi con cho ba mẹ thấy những cảm xúc to lớn đó. Cung cấp cho con thông điệp rằng dù thế nào con vẫn an toàn, ba mẹ yêu con ngay cả khi con đang rất giận dự, hay buồn, rằng ba mẹ muốn giúp con trong thời điểm này và sau đó hỗ trợ họ giải quyết mọi vấn đề con đang gặp phải. Cách tiếp cận này là nền tảng cho con chấp nhận trước và sau đó học cách quản lý cảm xúc của mình.
Cách tiếp cận này làm dịu cơn khó chịu đang bùng nổ trong con, cũng giúp con xây dựng các mạch thần kinh để bình tĩnh hơn. Mỗi khi ba mẹ xoa dịu những cảm xúc bùng nổ của con, cơ thể của con giải phóng các hormon nhẹ nhàng và chất dẫn truyền thần kinh, giúp tăng cường các mạng thần kinh tự làm dịu đó. Vì thế con đang đạt được khả năng bình tĩnh bản thân mình.
Khi trẻ em bùng nổ cảm xúc, chúng cần một người lớn bình tĩnh, ấm áp để làm dịu chúng và giúp chúng cảm thấy an toàn.
Đó là lý do tại sao tôi khuyên bạn nên sử dụng “time-in”, điều này đơn giản có nghĩa là ba mẹ hãy dành thời gian ở lại với con và giúp con bình tĩnh bằng cách thể hiện sự hiện diện, sự đồng cảm qua nỗi buồn của con.
Và theo thời gian đến một lúc nào đó ba mẹ không thể dùng thời gian time-in với con nữa, lúc này con có thể có khả năng học cách bình tĩnh bản thân. Đó là lý do tại sao mọi nhà (và lớp học) cần một “góc bình yên” hoặc “góc thoải mái” nơi trẻ em có thể tự mình bình tĩnh lại. Con sẽ theo thói quen khi cần thời gian bình tĩnh bản thân có thể đến góc bình yên này.
Một góc bình yên chỉ đơn giản là một nơi an ủi, nơi mọi người trong nhà tôn trọng thời gian con cần để suy nghĩ. Nó có thể có một chiếc ghế lớn thoải mái, với một con thú nhồi bông yêu thích của con, hoặc đơn giản là một tấm thảm mềm mại với món đồ chơi con yêu thích.
Lời khuyên tạo góc bình yên
- Thú nhồi bông
- Biểu đồ hiển thị khuôn mặt có những cảm xúc khác nhau
- Sách về cảm xúc
- Một lọ nhỏ lấp lánh để lắc
- Bong bóng (giúp con hít thở, thổi ra sự tiêu cực)
- Giấy và màu sáp để vẽ
- Một số hoạt động về ném, thảy, lăn…
Cách sử dụng góc bình yên
Nếu ba mẹ gửi con đến đó vì để phạt con, ba mẹ hãy cẩn thận. Ba mẹ đang gửi thông điệp, vì con hư nên góc này là phạt con thay vì là góc bình yên để con có thể bình tĩnh và suy nghĩ lại. Và dĩ nhiên chẳng đứa trẻ nào muốn trở lại góc bình yên đó nữa.
Vì vậy, luôn luôn ngồi cùng con trong góc bình yên, giúp con hiểu con cần bình tĩnh lại, ba mẹ đang ở đây. Trong thực tế, không nhất thiết phải chờ con buồn, giận dữ thì mới đến góc bình yên, đôi khi ba mẹ phải tạo thói quen sử dụng góc bình yên này một cách thường xuyên để có thể bình tĩnh tâm trí con, lấy lại nguồn năng lượng tích cực cho con.
Ngay cả ba mẹ cũng có thể sử dụng góc bình yên làm gương cho con, để con biết mục đích thật sự của góc bình yên này giúp chúng ta bình tĩnh lại, hay đơn giản giúp mình thoải mái hơn.
Và ba mẹ sẽ vui mừng một ngày nào đó con sẽ nắm tay ba mẹ để ba mẹ ngồi vào góc bình yên khi thấy ba mẹ đang mất kiểm soát cảm xúc của mình, và cần thời gian bình tĩnh lại. Đó là tất cả quá trình xây dựng giúp con bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của mình.
Biên soạn the Asian parents Vietnam
Tham khảo Parenting
Đọc thêm : Trí tuệ cảm xúc EQ cho con
Xem thêm
- Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 3 tuổi – 4 bí kíp đơn giản mà hiệu quả cho mẹ
- Xử lý khôn ngoan khi con nói dối – mẹo nuôi dạy con hiệu quả đây các mẹ!
- Sinh thêm bé nữa- Bí quyết giúp cha mẹ dạy con biết yêu thương và chăm sóc em nhỏ