Giãn não thất thai nhi nếu đường kính hơn 10mm thì thai nhi có khả năng rất cao bị não úng thủy, trường hợp xấu phải bỏ thai. Đây là những nội dung bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Giãn não thất là gì?
- Chứng giãn não thất có nguyên nhân do đâu?
- Làm thế nào để chẩn đoán chứng giãn não thất thai nhi?
- Giãn não thất thai nhi nguy hiểm như thế nào?
- Mẹ phải làm gì khi thai nhi bị giãn não thất?
Giãn não thất là gì?
Ở đầu chúng ta, bên trong lớp xương sọ là não có những phần như hốc, xoang (gọi là não thất) chứa nước, các xoang này thông thương với nhau. Nước trong não gọi là dịch não tủy, do các màng não tiết ra, lưu thông qua các xoang và tái hấp thụ.
Dịch não tủy có nhiều tác dụng khác nhau, trong đó có dinh dưỡng và mô đệm bảo vệ. Vì một lý do nào đó, lượng dịch gia tăng, không lưu thông tốt sẽ tích tụ lại ở một hay nhiều xoang gây ra tình trạng ứ nước trong xoang và đưa đến giãn não thất.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, trung bình dịch khoang não thất thai nhi đo được <10mm. Nhưng khi lượng dịch này tăng trên 10mm thì tình trạng giãn não thất xuất hiện. Cụ thể:
- Dịch khoang não thất > 10mm: Giãn não thất ở mức độ nhẹ;
- Dịch khoang não thất > 20mm: Giãn não thất ở mức độ nặng;
- Chèn ép hoặc phá hủy nhu mô não: Não úng thủy.
Mức độ giãn khoang não thất sẽ được phát hiện thông qua siêu âm.
Trong thai kỳ, não bắt đầu phát triển từ một cấu trúc dạng ống. Khi ống thần kinh phát triển sẽ tạo ra 2 phần là tủy sống và các khoang, các khoang này được gọi là não thất và thông liền với nhau.
Bước vào tuần thứ 6 của thai kỳ, các thành phần bên trong não thất sẽ bắt đầu sản xuất ra tủy sống. Dịch tủy sẽ đi qua các khoang, rồi di chuyển đến khoang dưới nhện và hấp thu vào não.
Chứng giãn não thất diễn ra khi dịch tủy não bị tắc nghẽn hoặc ứ đọng tạo nên giãn não thất và úng thủy não với phần mô não ngày càng ít đi do não thất bị giãn rộng ra.
Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, nếu trong quá trình siêu âm phát hiện não thất thai nhi bị giãn với đường kính 10mm thì được gọi là giãn não thất, còn đường kính 15mm là úng thủy não.
Có thể bạn chưa biết
Chứng giãn não thất có nguyên nhân do đâu?
Có 10% trường hợp thai nhi bị giãn não thất là do bất thường nhiễm sắc thể, xuất huyết hay nhiễm trùng gây ra.
Do não úng thủy hoặc do các dị tật khác ở não gây ra như hội chứng chiari, thoát vị màng não hoặc do các bất thường hố sau.
Do hội chứng Dandy – Walker và 2 – 10% kèm theo não úng thủy, bệnh này có tính di truyền nhiễm sắc thể X, chủ yếu ở các bé trai.
Làm thế nào để chẩn đoán chứng giãn não thất thai nhi?
Để phát hiện giãn não thất ở thai nhi, người ta dựa vào AFP (một trong 3 chất được thử trong triple test), siêu âm và chọc dò ối để phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể.
Tùy vào mức độ giãn não thất và úng thủy não mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo, giãn não thất rất khó để tiên đoán được sự phát triển nên không thể chẩn đoán và đưa ra cách điều trị tốt nhất.
Trong trường hợp giãn não thất quá to, kết hợp với các dị tật khác hoặc có kết luận là rối loạn nhiễm sắc thể thì các bác sĩ sẽ tư vấn để người mẹ chấp nhận bỏ thai, nhằm đảm bảo cho những lần mang thai sau này.
Giãn não thất thai nhi nguy hiểm như thế nào?
Nếu giãn não thất ở mức độ nhẹ tức là có đường kính 10mm, có thể gây ra các trường hợp sau đây:
- Rối loạn nhiễm sắc thể chiếm khoảng 3,8%.
- Các dị tật khác khó phát hiện qua siêu âm chiếm khoảng 8,6%.
- Tỷ lệ thai nhi tử vong trước và sau sinh chiếm 3,7%.
- Tỷ lệ trẻ dị tật sau sinh chiếm 11,5%.
Tuy nhiên có một số trường hợp khác trẻ sinh ra vẫn phát triển bình thường.
Trường hợp giãn não thất ở thai nhi nặng (đường kính hơn 10mm) thì thai nhi có khả năng rất cao bị não úng thủy, trường hợp xấu phải bỏ thai để đảm bảo sức khỏe của người mẹ. Nếu cứ cố chấp giữ thai thì khi sinh ra tứ chi của trẻ có thể bị liệt, rối loạn nhiễm sắc thể,…
Có thể bạn chưa biết
Mẹ phải làm gì khi thai nhi bị giãn não thất?
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, nếu mẹ siêu âm phát hiện não thất có kích thước dưới 10mm thì không cần quá lo lắng. Mẹ chỉ cần thường xuyên thăm khám theo định kỳ để theo dõi và không cần can thiệp nhiều.
Giãn não thất nhẹ là sự thay đổi bình thường, do tác động phụ của những dị tật khác gây ra. Do đó, khi phát hiện cần kiểm tra và siêu âm kỹ lưỡng với tim và não của thai nhi.
Tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nhiễm sắc thể hay xét nghiệm virus gây bệnh não úng thủy.
Vì vậy, quá trình theo dõi và chăm sóc thai kỳ là vô cùng quan trọng.
Nếu khi kết quả xét nghiệm cho thấy không có những điểm bất thường, các bác sĩ sẽ theo dõi mẹ bầu trong một vài ngày để có kết luận chính xác nhất hoặc mẹ bầu có thể được theo dõi tại nhà cho đến khi sinh.
Ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính với não úng thủy, thì thai phụ phải ngay lập tức phải nhập viện để được theo dõi, nếu trường hợp nặng phải chấp nhận bỏ thai, đảm bảo cho những lần mang thai sau.
Theo theAsianparent Singapore, Giãn não thất có nguy hiểm không? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm
- Mẹ đừng chủ quan – 5 dị tật thai nhi đến máy siêu âm cũng phải “bó tay”
- Ăn gì để thai nhi không bị dị tật – 10 thực phẩm giàu Folate cho mẹ bầu trong thai kỳ
- Cảm cúm khi mang thai có gây dị tật thai nhi không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!