Một dị tật khá nguy hiểm khiến mẹ bầu lo lắng là giãn não thất ở thai nhi. Đặc biệt, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ não úng thủy.
Nhưng thực tế, nhiều mẹ bầu chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Nên việc điều trị chưa kịp thời và gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả hai mẹ con. Vậy hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây những thông tin mẹ cần biết về giãn não thất.
Giãn não thất ở thai nhi là gì?
Giãn não thất ở thai nhi là sự mất cân bằng giữa sản xuất và hấp thụ dịch não tủy. Mẹ có biết, hoạt động của não bộ diễn ra là nhờ sự trao đổi dinh dưỡng và oxy với dịch não tủy. Mà dịch não tủy lưu thông được trong não thì cần hệ thống mạch mạc não, lỗ, kênh và não thất.
Nhưng vì nguyên nhân nào đó mà tiết dịch màng não tăng, sự hấp thu giảm hay bị tắc nghẽn. Việc lưu thông không diễn ra nên dịch não tủy ứ đọng lại và thai nhi bị giãn não thất.
Đặc biệt, khi não thất giãn vượt mức thì tác động chèn ép lên não bộ và thoái hóa nhu mô não diễn ra. Giãn não thất có thể xẩy ra ở thai nhi, khi sinh hay sau sinh. Hiện nay, phương pháp điều trị giãn não thất rất nhiều. Nhưng còn tùy thuộc vào nguyên nhân mà có phương pháp điều trị khác nhau.
Vậy giãn não thất có nguy hiểm không?
Nếu thai nhi bị giãn não thất ở mức độ nhẹ nghĩa là đường kính từ 10mm thì có thể gặp phải các nguy cơ dưới đây:
- Nhiễm sắc thể rối loạn với tỷ lệ khoảng 3.8%
- Thai nhi tử vong trước và sau sinh chiếm 3.7%
- Sau sinh trẻ bị dị tật chiếm khoảng 11.5%
- Một số dị tật khác khó phát hiện qua siêu âm chiếm tỷ lệ khoảng 8.6%
Những trường hợp giãn não thất rất nặng với đường kính lớn hơn 15mm thì khả năng cao là thai nhi bị úng thủy. Nhiều thai phụ phải quyết định bỏ thai để đảm bảo sức khỏe. Nếu mẹ nào vẫn giữ thai thì nguy cơ sinh con ra có thể tứ chi bị liệt, rối loạn nhiễm sắc thể…
Làm thế nào xác định chính xác thai nhi bị giãn não thất?
Mẹ muốn xác định chính xác thai nhi có bị giãn não thất hay không thì dựa vào kết quả xét nghiệm nồng độ AFP. Còn siêu âm hay chọc dò dịch ối để phát hiện các bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể.
Các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào mức độ giãn não thất và úng thủy não mà có phương pháp điều trị tương ứng. Nhưng thực tế, việc xác định đúng tình trạng bệnh thường rất khó. Nên các bác sĩ cũng khó có thể lựa chọn được phương pháp điều trị tốt nhất cho con.
Nếu giãn não thất quá lớn cùng nhiều dị tật khác hay rối loạn nhiễm sắc thể qua sàng lọc trước khi sinh. Thì bác sĩ sẽ đình chỉ thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và lần mang thai kế tiếp.
Giãn não thất ở thai nhi có giảm không?
Nhiều mẹ thắc mắc, giãn não thất ở thai nhi có giảm không. Nếu trong tam cá nguyệt thứ 2 phát hiện giãn não thất với kích thước không quá 10mm thì không cần quá lo lắng. Mẹ chỉ cần tuân thủ đúng lịch khám của bác sĩ. Và sự can thiệp vào vấn đề giãn não thất ở thai nhi rất ít.
Nguyên nhân khiến thai nhi bị giãn não thất ở dạng nhẹ có thể do sự thay đổi bình thường. Hay do những dị tật khác gây nên. Tùy vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ chỉ định xét nghiệm nhiễm sắc thể. Hay xét nghiệm để tìm virus gây ra não úng thủy.
Đặc biệt, một số trường hợp thai nhi bị giãn não thất mà khi sinh ra hết bệnh và phát triển bình thường. Còn khi mẹ dương tính với não úng thủy thì cần nhập viện ngay để có phương pháp điều trị.
Giãn não thất ở thai nhi có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu ở tình trạng nặng. Do đó, các mẹ chớ có coi thường. Mà mẹ bầu cần theo dõi và đi khám ngay khi có các biểu hiện bất thường. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!