Thai bị giãn não thất có giảm không? Bé có thể chào đời khỏe mạnh được không?

Trong hầu hết các ca mắc bệnh, áp lực dịch não tủy sẽ tăng, gây ra một loạt triệu chứng như kích thước hộp sọ ngày càng to, giãn rộng thóp trước và các đường khớp, tĩnh mạch phía trán cũng giãn khiến đầu bé trông như nổi nhiều gân xanh; trí tuệ của những trẻ mắc các bệnh liên quan đến não thường bị ảnh hưởng nặng nề.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giãn não thất ở thai nhi có nguy hiểm không? Là câu hỏi của các mẹ khi không may nhận được chẩn đoán thai nhi bị giãn não thất. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà giãn não thất sẽ tự trở lại mức bình thường hoặc cần can thiệp sau khi trẻ được sinh ra.

  • Thông tin chung về giãn não thất
  • Giãn não thất ở thai nhi có nguy hiểm không?
  • Giãn não thất có giảm không?
  • Điều trị thế nào khi chẩn đoán thai nhi bị giãn não thất?

Thông tin chung về giãn não thất

2 cơ quan chính của hệ thần kinh trung ương là não và tủy sống. Xung quanh não và tủy sống là dịch não tủy có chức năng bảo vệ. Dịch não tủy này cũng có ở hệ thống các mạch mạc não, lỗ, kênh và não thất; lưu thông từ não thất này sang não thất kia qua ống hay các lỗ thông rồi được hấp thu trở lại vào hệ tuần hoàn tĩnh mạch thông qua các khoang dưới màng nhện bao phủ lên các bán cầu não.

Giãn não thất (não úng thủy, tràn dịch não) là hậu quả của sự mất cân xứng giữa sản xuất và hấp thụ dịch não tủy khi dịch não tủy bị tắc nghẽn, tích tụ quá nhiều trong não. Trung bình, dịch khoang não thất thai nhi do được < 10ml là bình thường. Các mức độ giãn não thất được chia ra như sau:

1 trường hợp trẻ bị giãn não thất bẩm sinh

  • Dịch khoang não thất > 10mm: Giãn não thất mức độ nhẹ. Hơn 80% trẻ bị giãn não thất mức độ nhẹ trở về bình thường ở tháng cuối thai kỳ
  • Dịch khoang não thất > 20mm: Giãn não thất mức độ nặng
  • Chèn ép hoặc phá hủy nhu mô não: Não úng thủy.

Trong hầu hết các ca mắc bệnh, áp lực dịch não tủy sẽ tăng, gây ra một loạt triệu chứng như kích thước hộp sọ ngày càng to, giãn rộng thóp trước và các đường khớp, tĩnh mạch phía trán cũng giãn khiến đầu bé trông như nổi nhiều gân xanh; trí tuệ của những trẻ mắc các bệnh liên quan đến não thường bị ảnh hưởng nặng nề.

Tình trạng giãn não thất là hiếm gặp với tỉ lệ 1/1000 trẻ sơ sinh mắc bệnh. Thông thường, nếu không gây não úng thủy thì không cần điều trị.

Bài viết liên quan:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giãn não thất ở thai nhi có nguy hiểm không?

Khi phát hiện thai nhi mắc dị tật này nhiều mẹ bầu thường tỏ ra rất lo lắng. Vậy thai nhi bị giãn não thất có nguy hiểm không?

Các bác sĩ cho biết, nếu tình trạng giãn não thất của thai nhi chỉ ở mức độ nhẹ (tức là đường kính từ 10mm) thì trẻ có thể mắc những nguy cơ sau đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thai nhi tử vong trước và sau sinh (chiếm 3,7%).
  • Rối loạn nhiễm sắc thể (tỷ lệ khoảng 3,8%).
  • Trẻ bị dị tật sau sinh (khoảng 11,5%).
  • Một số dị tật khác khó phát hiện qua siêu âm (chiếm tỷ lệ khoảng 8,6%).

Thực tế, trong một số trường hợp thai nhi bị giãn não thất nhưng sau khi sinh ra vẫn có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, đối với những trường hợp thai nhi bị giãn não thất nặng (đường kính hơn 15mm) thì nhiều khả năng thai nhi sẽ bị não úng thủy. Thậm chí sản phụ được khuyến cáo phải bỏ thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu người mẹ vẫn quyết định giữ thai thì có nguy cơ khi sinh ra tứ chi của em bé có thể bị liệt, bị rối loạn nhiễm sắc thể,... Nhìn chung thai nhi bị giãn não thất là biến chứng rất nguy hiểm!

Giãn não thất có giảm không? 

Bác sĩ có thể phát hiện giãn não thất thai nhi thông qua siêu âm. Tùy thời điểm phát hiện và đường kính giãn não thất mà bác sĩ đánh giá khả năng phục hồi lại trạng thái bình thường:

  • Ở tuần thai thứ 22, đường kính não thất đo được là 10ml giáp biên bên trái: Không đáng ngại vì thông thường sau 32 tuần, giãn não thất cuối thai kỳ sẽ trở về bình thường
  • Đường kính não thất từ 18 - 19ml khi siêu âm thóp trước sinh: Nguy cơ thai nhi bị giãn não thất khi ra đời lên đến 80%
  • Đường kính não thất có xu hướng nhỏ dần sau các lần theo dõi thai kỳ, dao động còn khoảng 13 – 14ml khi siêu âm ngay trước sinh: Tín hiệu tốt, bé sẽ dần tự ổn định theo thời gian.
  • Siêu âm trước sinh cho kết quả giãn não thất nặng: Trẻ cần được theo dõi sau sinh liên tục trong thời gian dài (12 – 24 tháng). Tại thời điểm 1 tuần tuổi, nếu đo được vòng đầu trẻ là 32cm thì kết quả là bình thường. Ngược lại khi bệnh diễn biến nghiêm trọng theo thời gian thì trẻ có thể cần được phẫu thuật dẫn lưu dịch não tủy để tránh chèn ép nhu mô não, đề phòng tăng áp lực nội sọ.

80% các trường hợp giãn não thất thể nhẹ sẽ trở lại bình thường ở tháng cuối thai kỳ

Điều trị thế nào khi chẩn đoán thai nhi bị giãn não thất?

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp can thiệp trước sinh nào dành cho thai nhi bị giãn não thất. Thai phụ cần tuân thủ lịch thăm khám, siêu âm thai định kỳ để phát hiện sớm các bất thường. Một khi đã xác định giãn não thất cuối thai kỳ, sau khi sinh trẻ cần được đưa đi chụp MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính não theo đúng lịch chỉ định, nhờ đó bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân và khảo sát dị tật đi kèm để quyết định hướng xử trí thích hợp.

Bài viết liên quan:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khám thai định kỳ để phát hiện sớm các bất thường

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu giãn não thất thể nhẹ thì hơn 80% có thể trở về bình thường ở tháng cuối mang thai. Mức độ giãn não thất là nặng thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định đình chỉ thai kỳ.

Đối với các trường hợp trẻ sinh ra bị giãn não thất bẩm sinh, hiện nay đã có phương pháp điều trị thích hợp là phẫu thuật đặt hệ thống dẫn lưu dịch não tủy shunt và nội soi thông sàn thất thứ ba, tuy nhiên phương pháp này vẫn tiềm tàng 1 số nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tương lai của trẻ.

Tạm kết

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi giãn não thất có giảm không là tùy mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp. Nhìn chung các ca giãn não thất thể nhẹ có thể trở lại bình thường vào tháng cuối thai kỳ. Mặc dù vậy mẹ cũng nên cẩn trọng và tuân thủ lịch khám thai định kỳ để phát hiện bất thường trong thời gian sớm nhất có thể, từ đó được tư vấn hướng xử lý phù hợp nhất.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi