Giãn não thất cuối thai kỳ có nguy hiểm không? Mẹ có giữ được thai không?

Giãn não thất ở mức độ nhẹ, có đường kính khoảng 10 mm sẽ gây ra các rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh hoặc có thể khiến thai nhi tử vong trước và sau khi sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giãn não thất cuối thai kỳ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh nhiều hay ít còn tùy thuộc vào diễn tiến của tình trạng này và các nguyên nhân gây ra. Thai phụ nên đến gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn cụ thể hơn và có hướng xử trí phù hợp. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Bệnh giãn não thất ở thai nhi là gì?
  • Giãn não thất cuối thai kỳ có nguy hiểm không? Giãn não thất có giảm không?
  • Giãn não thất cuối thai kỳ ở mức độ nhẹ nên làm thế nào?
  • Điều trị trong quá trình thai kỳ như thế nào?

Bệnh giãn não thất ở thai nhi là gì?

Theo các chuyên gia sản khoa, thông thường dịch não tủy được tạo thành trong não thất được lưu thông giữa các não thất và được hấp thụ. Khi thai phụ đi siêu âm và kết quả cho thấy não thất của thai nhi bị giãn có đường kính trên 10mm thì được gọi là giãn não thất và phát triển thành não úng thủy nếu trên 15mm.

Có thể bạn chưa biết:

Nguyên nhân gây giãn não thất ở thai nhi

Một số nguyên nhân sau đây có thể gây ra tình trạng giãn não thất ở thai nhi:

  • Hệ thống thần kinh trung ương thai nhi phát triển bất thường, làm cản trở dòng chảy của dịch não tủy.
  • Xuất huyết trong dịch não tủy, thường xảy ra nếu mẹ gặp phải tình trạng sinh non.
  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng tử cung khi mang thai, chẳng hạn như nhiễm rubella hoặc giang mai, hoặc cytomegalo virus, sẽ gây viêm trong các mô não của thai nhi.

Giãn não thất cuối thai kỳ có nguy hiểm không?

Đây là một trong những dị tật có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong khi mang thai và sau khi chào đời. Việc dự đoán về sự phát triển trẻ về sau còn tùy thuộc vào diễn biến của giãn não thất và các nguyên nhân gây ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu từ lúc phát hiện bệnh đến lúc người mẹ sinh con, giãn não thất chỉ ở mức độ nhẹ thì tỷ lệ trẻ sống sót là 90%. Trong trường hợp này, 93% trẻ ra đời vẫn phát triển bình thường. Giãn não thất tự điều chỉnh: Đối với trường hợp thai nhi bị giãn não thất nhẹ thì tỷ lệ có khoảng 7/10 tự thoái lưu không cần điều trị.

Giãn não thất ở mức độ nhẹ, có đường kính khoảng 10 mm sẽ gây ra các rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh hoặc có thể khiến thai nhi tử vong trước và sau khi sinh.

Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn thai kỳ, mức độ giãn não thất tăng từ mức độ trung bình đến não úng thủy thì tỷ lệ trẻ được sinh ra đời là khoảng 42,9%. Trẻ vẫn có cuộc sống không khác những đứa trẻ bình thường khác với tỷ lệ từ 62,5 -75%. Trong những trường hợp còn lại, trẻ có thể mắc một số vấn đề như sau:

  • Chậm phát triển
  • Khó khăn chuyển động mắt: không có khả năng nhìn lên hoặc liên tục nhìn chằm chằm xuống đất
  • Phát triển đầu nhanh bất thường
  • Phồng điểm mềm
  • Dị tật cấu trúc não như thiếu thể chai (corpus callosum) và nứt đốt sống (spina bifida)
  • Kén ăn và thường xuyên nôn mửa
  • Hay buồn ngủ bất thường và thường xuyên cáu gắt

Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Khoa Nhi - Sơ sinh, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cũng giải thích thêm về các mức độ nguy hiểm của bệnh giãn não thất cuối thai kỳ như sau:

"Trong khoảng tuần thứ 22, giãn não thất 10mm bên trái thì cũng không đáng ngại vì thông thường sau 32 tuần, giãn não thất cuối thai kỳ sẽ trở về bình thường". Như vậy nếu mẹ bầu có kết quả siêu âm tương tự thì cũng không nên quá lo lắng mà cần tiếp tục theo dõi.

"Nếu siêu âm thóp trước sinh cho kết quả đường kính não thất 18-19mm thì nguy cơ hình thành bệnh giãn não thất thật sự lên đến 80%". Lúc này mẹ bầu cần tham khảo thêm với bác sĩ để được theo dõi và có hướng điều trị phù hợp sau này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giãn não thất cuối thai kỳ ở mức độ nhẹ nên làm thế nào?

Kết quả siêu âm cho thấy thai nhi bị giãn não thất, dù ở mức độ nhẹ cũng khiến các mẹ bầu vô cùng lo lắng như trường hợp thắc mắc của một mẹ sau đây:

"Thưa bác sĩ! Hiện tại em đang mang thai tuần thứ 32-33. Vào tuần thứ 32 em có đi siêu âm (phòng khám tư vì em không thu xếp được lịch đi khám tại bệnh viện) kiểm tra thai nhi thì có kết quả là bé bị giãn não thất thể nhẹ (10.8 và 11.3mm). Kết quả xét nghiệm lúc 12, 22, 27 tuần là bình thường. Em đã làm double test kết quả đều tốt (nguy cơ thấp). Với tình trạng như vậy có nguy hiểm không thưa bác sĩ, hiện em đang rất lo lắng?"

(Nguồn: Chuyên mục Sức khỏe mang thai của bệnh viện Từ Dũ)

Có thể bạn chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang, Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ cho biết với trường hợp giãn não thất hai bên của thai nhi hiện ở mức độ nhẹ, bất thường này có thể do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau: như bất thường về di truyền, nhiễm trùng bào thai, hoặc thậm chí vô căn.

Mẹ bầu sẽ được tư vấn để làm thủ thuật xâm lấn để tìm nguyên nhân nói trên. Tiên lượng cho bé về sau còn tùy thuộc vào diễn tiến của giãn não thất và các nguyên nhân gây ra. Thai phụ nên đến đơn vị tiền sản- Khoa Chăm sóc trước sinh để được tư vấn cụ thể hơn và có hướng xử trí phù hợp về tình trạng giãn não thất ở trẻ sơ sinh.

Điều trị trong quá trình thai kỳ như thế nào?

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị giãn não thất cho thai nhi. Việc điều trị sẽ được thực hiện sau khi trẻ được sinh ra với mục đích chủ yếu là giúp kiểm soát các triệu chứng của trẻ. Điều quan trọng là mẹ bầu cần được làm các xét nghiệm chi tiết (siêu âm, chọc ối và MRI) trong khi mang thai để xác định xem thai nhi có mắc các vấn đề khác không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đồng thời trong quá trình mang thai, người mẹ cần thăm khám đúng theo lịch hẹn định kỳ để theo dõi. Nếu phát hiện bất kì khiếm khuyết nghiêm trọng nào, bác sĩ sẽ tư vấn để có hướng điều trị phù hợp và làm thêm các xét nghiệm với tim và não của thai nhi.

Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, giám đốc Bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh cho biết thêm, trường hợp sau khi trẻ chào đời, nếu dịch não tủy vẫn không cân bằng được, các bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật cho trẻ để tránh trường hợp não thất giãn ra, chèn ép mô não, ảnh hưởng đến phát triển não bộ của trẻ sau này.

Nguồn thông tin: tuoitre.vn; vinmec.com tudu.com.vn

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác! 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương