Làm thế nào để đẻ không đau? 3 cách giảm đau hữu hiệu cho mẹ sinh thường

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giảm đau khi sinh thường mang lại nhiều lợi ích về tâm lý và thể chất cho sản phụ, đặc biệt là giúp mẹ sớm hồi phục và mau có sữa về cho bé yêu. 


Từ tuần thai thứ 38 trở đi, các dấu hiệu dự sinh có thể đã bắt đầu xuất hiện với một số mẹ. Công cuộc vượt cạn chờ đón ở phía trước có thể dễ dàng mà cũng có thể diễn ra trong nhiều giờ đồng hồ. Việc chuẩn bị tinh thần và tìm hiểu các kiến thức về thời điểm này sẽ giúp mẹ vững tâm để sẵn sàng hơn cho ngày bé yêu chào đời.

Mẹ sinh thường cần chuẩn bị cho 3 giai đoạn đau đẻ

Các cơn đau đẻ về cơ bản sẽ diễn ra theo 3 giai đoạn, tăng dần từ ít tới nhiều, từ kéo dài đến dồn dập:

Cơn đau kéo đến khi cổ tử cung mở dần: Thời điểm này mẹ chỉ đau lâm râm và vẫn có thể hoạt động bình thường. Cơn đau có thể kéo dài từ 5-30 phút.

Cổ tử cung mở gần hết: Đau dữ dội từ 2-3 phút/lần và thường kéo dài từ 2-5 tiếng.

Tử cung mở hết cỡ: Đau hết mức và hầu như không còn kiểm soát được bản thân.

Sau khi trải qua 3 thời điểm đau này, mẹ sẽ bước vào giai đoạn rặn đẻ với mức độ đau giảm dần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sử dụng giảm đau khi sinh thường sẽ giúp mẹ ít đau đớn hơn

Lựa chọn phương pháp giảm đau khi sinh thường mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu

Với các mẹ lần đầu sinh con và chưa có kinh nghiệm, hầu hết đều đến viện để sinh nở trong trạng thái “đau tự nhiên”. Vì thế, không ít mẹ cảm thấy quá hãi hùng sau khi công cuộc sinh nở kết thúc. Đau đớn quá mức, vắt kiệt sức cho đến giây phút bé chui ra là tình trạng của nhiều mẹ.

Vì vậy, tìm hiểu và trao đổi với bác sĩ sản khoa về cách thức giảm đau trước khi bắt đầu chuyển dạ sẽ mang lại cho mẹ nhiều lợi ích như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Giảm bớt đau đớn không cần thiết.

– Mẹ không mất nhiều sức nên thể chất khỏe khoắn hơn, cho bé bú dễ dàng và có thể chăm con ngay sau sinh.

– Hệ tuần hoàn máu đi từ mẹ sang thai nhi cũng diễn ra thuận lợi, nhờ đó mà phòng tránh được tình trạng suy thai.

– Tâm lý người mẹ sau sinh con cũng nhẹ nhõm và cảm thấy không quá sợ hãi với công cuộc sinh đẻ cho những lần kế tiếp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giảm đau khi sinh thường giúp mẹ ít đau đớn hơn

Đẻ không đau – 3 phương pháp giảm đau khi chuyển dạ dành cho mẹ sắp sinh

Các cách giảm đau thường được bác sĩ sản khoa hướng dẫn hoặc chỉ định cho mẹ sinh thường sử dụng với mục đích làm cho các cơn đau xuất phát từ tử cung và cơn đau khi em bé đi xuống vùng cửa mình của mẹ (khiến toàn bộ vùng cơ căng cứng đến đau đớn) không còn nữa.

Giảm đau vùng được sử dụng cho sản phụ khi sinh thường với 3 phương pháp chính là:

Gây tê tủy sống

Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê hay thuốc giảm đau vào khoang nằm giữa màng nhện và màng mềm của cột sống.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thuốc tê sẽ có tác dụng gây tê liệt dẫn truyền thần kinh từ vùng tủy sống để làm giảm đau ở các khu vực nhất định của cơ thể sản phụ.

Bác sĩ gây mê thực hiện việc luồn một kim tiêm vào cột sống, sau đó tiêm thuốc gây tê thông qua ống tiêm đó. Sau khi việc sinh nở hoàn tất, bác sĩ sẽ lấy kim ra.

Gây tê tủy sống là một trong các phương pháp giảm đau khi sinh thường

Gây tê ngoài màng cứng

Là kỹ thuật gây tê vùng được tiến hành bằng cách đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng để ức chế dẫn truyền thần kinh ở một vùng nhất định do các rễ thần kinh chi phối. Khi thực hiện thủ thuật này, sản phụ sẽ được yêu cầu ngồi hoặc nằm nghiêng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kết hợp giữa gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng

Là phương pháp kết hợp cả 2 phương pháp gây tê nói trên.

Mẹ bầu có thể yêu cầu bác sĩ sử dụng phương pháp giảm đau khi chuyển dạ được không?

Đau đớn là điều khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng và ám ảnh, thậm chí là sợ đi đẻ. Với các phương pháp giảm đau dành cho mẹ đẻ thường như trên, công cuộc sinh nở trở nên dễ dàng hơn cũng là mối quan tâm của phần lớn sản phụ.

Nếu mẹ có ý định sử dụng phương pháp giảm đau, ngay trong lần khám thai của tháng thứ 9 trở đi, hãy trao đổi với bác sĩ về điều này. Dựa trên xét nghiệm thai kỳ, tình trạng thể chất và sức khỏe của thai nhi, mẹ sẽ được tư vấn về cách giảm đau phù hợp nhất và an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Liệu thuốc gây tê dùng giảm đau khi chuyển dạ chính là nguyên nhân khiến mẹ thường đau lưng sau sinh con?

Theo bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, trưởng khoa Nội Soi của bệnh viện Từ Dũ cho biết, hiện nay chưa có một bằng chứng khoa học hoặc công trình nghiên cứu nào khẳng định về tác dụng phụ này của các phương pháp gây tê giảm đau cho sản phụ.

Nhiều mẹ tin rằng, chính việc sử dụng thuốc gây tê giảm đau trong quá trình chuyển dạ đã gây ra tình trạng đau nhức xương cốt, đặc biệt là đau lưng sau sinh nở. Nhưng trên thực tế, ngay từ trong thai kỳ, do sự thay đổi của hoóc môn và trọng lượng lớn lên của thai nhi cũng đã khiến mẹ dễ bị đau lưng hơn.

Chính vì thế mà dù có dùng phương pháp giảm đau hay không dùng đi chăng nữa thì sau sinh hầu hết các mẹ đều có hiện tượng đau lưng do dây chằng và hệ thần kinh cột sống đã bị ảnh hưởng sau 9 tháng mang thai.

Chi phí cho một ca giảm đau khi sinh thường sẽ tùy thuộc vào lượng thuốc và công dịch vụ của bệnh viện

Thuốc gây tê giảm đau có thể gây ra hiện tượng đau đầu cho mẹ?

Đây là hệ quả ngoài ý muốn đã được khẳng định. Phần lớn sản phụ sẽ cảm thấy đau đầu sau khi kết thúc quá trình gây tê tủy sống do thuốc tê được tiêm trực tiếp vào buồng dịch não tủy. Chính vì vậy có thể gây ra hiện tượng rò rỉ não tủy, là nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu sau sinh nở.

Tuy vậy, mẹ hoàn toàn yên tâm là tình trạng đau đầu chỉ diễn ra trong vòng 1-2 ngày. Khi não tủy không còn rò rỉ nữa cũng là lúc sản phụ sẽ cảm thấy khỏe khoắn và giảm bớt đau nhức đầu.

Có phải mẹ bầu nào cũng có thể sử dụng phương pháp giảm đau khi chuyển dạ?

Mặc dù các cách giảm đau hầu hết đều an toàn với thai phụ nhưng với một số trường hợp, bác sĩ cần phải xem xét và chống chỉ định nếu mẹ bầu gặp vấn đề sau:

  • Người mẹ bị rối loạn về đông máu.
  • Các mẹ bầu mắc bệnh về tim, cột sống, thoát vị đĩa đệm, u não và dị ứng với thuốc gây tê.

So với phương pháp đẻ thường tự nhiên, chi phí dành cho việc sinh nở dùng biện pháp giảm đau có khác biệt nhiều không?

Hiện nay, các bệnh viện phụ sản đều có các gói sinh dịch vụ hoặc chi phí cụ thể cho một ca sinh thường có giảm đau khi chuyển dạ. Giá cả của phương pháp sinh nở này sẽ phụ thuộc vào lượng thuốc gây tê dùng cho sản phụ.

Thông thường, tại một số bệnh viện phụ sản, giảm đau khi sinh thường có thể dao động từ 1,5-2 triệu/ca. Điều này cho thấy chi phí giữa một ca sinh nở không đau và đau tự nhiên cũng không có sự chênh lệch quá lớn.


Theo The Asianparent 

Bài viết của

Minh Hương