Em bé nhẹ cân nhất thế giới nặng 243 gram, thoạt đầu các bác sĩ cũng đã không dám kỳ vọng vào khả năng tồn tại của em bé. Họ đã nói với chồng sản phụ là anh có khoảng một giờ ở bên con gái trước khi em bé qua đời, nhưng thật kỳ diệu từ 1 giờ đã thành 1 ngày rồi 1 tuần và giờ thì em bé đã được về nhà cùng cha mẹ nhờ sức sống kỳ diệu của bé.
Em bé nhỏ nhất thế giới, chỉ nặng 243 gram
Ngày 29-5 Bệnh viện tại San Diego đã chia sẻ câu chuyện đặc biệt về trường hợp một bé gái được cho là em bé nhỏ nhất sinh ra và sống được trên thế giới. Đó là trường hợp bé Saybie, được sinh ra khi chỉ mới 23 tuần và 3 ngày tuổi, chỉ nặng 243 gram.
Cô bé Saybie (ở San Diego, California, Mỹ) chào đời tháng 12/2018 ở tuần thứ 23 và 3 ngày tại BV Phụ nữ và trẻ sơ sinh Sharp Mary Birch với cân nặng lúc sinh của cô bé còn không bằng một quả táo, chỉ hơn 243 gram. Sau 5 tháng được chăm sóc tại bệnh viện, Saybie được trở về với gia đình khi cân nặng đạt hơn 2,5kg.
Sau khi sinh non, bé gái này đã được chăm sóc theo chế độ đặc biệt gần 5 tháng tại viện. Và tháng này khi cân nặng đã đạt 2kg và tình trạng sức khỏe ổn định, em đã được về nhà với cha mẹ.
Các bác sĩ cũng đã không dám kỳ vọng vào khả năng tồn tại của em bé
Theo bệnh viện, cha mẹ em bé đồng ý cho bệnh viện chia sẻ thông tin về câu chuyện này nhưng không muốn nêu danh tính của họ.
Theo lời người mẹ, thoạt đầu các bác sĩ cũng đã không dám kỳ vọng vào khả năng tồn tại của em bé. Họ đã nói với chồng sản phụ là anh có khoảng một giờ ở bên con gái trước khi em bé qua đời, nhưng thật kỳ diệu từ 1 giờ đã thành 1 ngày rồi 1 tuần và giờ thì em bé đã được về nhà cùng cha mẹ nhờ sức sống kỳ diệu của bé, mẹ cô bé xúc động cho biết.
Các bác sĩ đã vô cùng ngạc nhiên và rất mừng vì cô bé hầu như không gặp phải các vấn đề y tế nào đối với một bé sinh non siêu nhỏ như chảy máu não, các vấn đề về tim hay phổi.
Người mẹ giấu tên của bé Saybie cho biết, cô có nhiều vấn đề khi mang thai, song cho rằng đây là điều bình thường của thai kỳ. Chỉ đến khi nhập bệnh viện kiểm tra, người mẹ mới biết mình bị tiền sản giật – một biến chứng thai kỳ đặc trưng do bị huyết áp cao. Tình huống này buộc cô phải mổ sinh khẩn cấp, sớm hơn 17 tuần so với thai kỳ thông thường. “Lúc đó tôi mới mang thai 23 tuần. Đó là ngày đáng sợ nhất trong cuộc đời tôi.”, người mẹ xúc động nhớ lại.
Các bác sĩ cho biết, việc mổ lấy con khi bé còn ít tháng tuổi là việc bất đắc dĩ, song điều này là cần thiết bởi các bác sĩ theo dõi cho sản phụ phát hiện ra rằng em bé không tăng cân và cuộc sống của người mẹ đang bị đe dọa, cần phải tiến hành mổ ngay lập tức, bệnh viện cho biết. Khi sinh ra, cân nặng của bé Saybie chỉ bằng 1/2 so với cân nặng của một đứa trẻ sinh ra ở tuần thứ 23.
Chiếc cân trong phòng sinh không thể cân được vì nó không ghi nhận trọng lượng nếu trẻ nặng dưới 300 gram
Tiến sĩ Paul Wozniak, Giám đốc Bệnh viện Sharp Mary Birch, cho biết khi Saybie được sinh ra, cô bé nhỏ hơn nhiều so với dự đoán trước đó của các chuyên gia y tế. “Nhịp tim của cô bé rất nhanh. Nhưng rất may mắn là chúng tôi có thể đặt được ống thở cho cô bé”, TS. Paul Wozniak cho biết.
Kể lại ngày đón bé Saybie chào đời, các bác sĩ và y tá cho biết họ đã cố cân cô bé Saybie sau khi chào đời, tuy nhiên, chiếc cân trong phòng sinh lúc đó không thể cân được vì nó không ghi nhận trọng lượng nếu trẻ nặng dưới 300 gram.
Theo danh sách thống kê những em bé nhỏ nhất thế giới của Đại học Iowa, Saybie là em bé nhỏ nhất thế giới lúc sinh ra và còn sống.
Nguồn tuoitre.vn
Xem thêm:
- Sanh non – nguyên nhân và các ảnh hưởng đến bé!
- 9 yếu tố tiềm tàng khi sinh non
- Dấu hiệu sanh non cho mẹ bầu nhận biết
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!