Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai có gì đáng lo?

Việc xác định chỉ số đường kính lưỡng đỉnh trong những tháng cuối thai kỳ giúp bác sĩ biết được đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là bình thường hay quá to để cân nhắc đến việc sinh mổ, đặc biệt là nếu mới sinh lần đầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đường kính lưỡng đỉnh là gì? Đây là đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất hộp sọ của thai nhi. Thông qua chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, chúng ta có thể xác định được tuổi thai, trọng lượng thai. Đây là những nội dung bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Đường kính lưỡng đỉnh là gì?
  • Khi nào có thể đo đường kính lưỡng đỉnh?
  • Đường kính lưỡng đỉnh sẽ quyết định em bé ra đời bằng phương pháp nào
  • Nếu đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn so với tuổi thai có gì đáng lo?

Đường kính lưỡng đỉnh là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh hoàn toàn khác với chu vi đầu của thai nhi (Nguồn: Unsplash)

Đường kính lưỡng đỉnh (tên tiếng Anh là Biparietal diameter, viết tắt là BPD) là đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất hộp sọ của thai nhi.

Chỉ số về đường kính lưỡng đỉnh sẽ được thể hiện thông qua kết quả siêu âm thai. Và chỉ số này được dùng để đánh giá tốc độ sự phát triển của thai nhi, cũng như cân nặng và tính tuổi thai một cách chính xác nhất.

Việc xác định chỉ số đường kính lưỡng đỉnh trong những tháng cuối thai kỳ giúp bác sĩ biết được đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là bình thường hay quá to để cân nhắc đến việc sinh mổ, đặc biệt là nếu mới sinh lần đầu.

Ngoài ra, thông qua chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, chúng ta có thể xác định được tuổi thai, trọng lượng thai. Và đánh giá phần nào sự bất thường của hệ thần kinh cũng như sự phát triển của thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể bạn chưa biết

Khi nào có thể đo đường kính lưỡng đỉnh?

Các chuyên gia cho biết, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh có thể bắt đầu đo được khi thai nhi 13 tuần tuổi cho đến khoảng tuần thứ 20. Vì lúc này phần đầu của trẻ đang phát triển rất nhanh. Nếu để đến qua tuần thai thứ 20 mới đo thì độ chính xác sẽ không cao nữa.

Nếu như mẹ đo đường kính lưỡng đỉnh từ tuần thai thứ 13 – 20 thì sẽ chỉ chênh lệch khoảng 10 – 11 ngày. Nhưng nếu qua tuần thứ 20 thì mức chênh lệch sẽ lên đến 3 tuần.

Thông thường, từ tuần 12 cho đến khi bé ra đời, đường kính lưỡng đỉnh sẽ tăng từ 2,5cm đến 9,0cm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đường kính lưỡng đỉnh được dùng vào việc ước lượng trọng lượng thai, tính tuổi thai (Nguồn ảnh: unsplash)

Theo BSCK II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, đường kính lưỡng đỉnh trung bình của thai nhi tính từ tuần thứ 13 – 40 của thai kỳ nằm trong khoảng 88 – 100mm, trung bình khoảng 94 mm.

Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh, bác sĩ có thể tính cân nặng thai nhi theo 2 công thức là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100

Ví dụ: BPD 94mm thì thai nhi cân nặng (94 – 60) x 100 = 3,4kg.

2. Trọng lượng (gam) = 88.69 x BPD (mm) – 5062

Ví dụ: BPD = 94mm, thai nhi cân nặng: 88.69 x 94 – 5062 = 3274g.

Đường kính lưỡng đỉnh sẽ quyết định em bé ra đời bằng phương pháp nào

Xác định đường kính lưỡng đỉnh sẽ giúp ích cho bác sĩ khá nhiều trong việc quyết định xem sản phụ có đẻ thường được không. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ không chỉ dựa vào đường kính lưỡng đỉnh mà còn sử dụng 3 chỉ số khác để đảm bảo đánh giá toàn diện và chính xác về sự phát triển của thai nhi:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chu vi vòng đầu (HC)
  • Chu vi vòng bụng (AC)
  • Chiều dài xương đùi (FL)

Phối hợp các chỉ số này sẽ giúp đánh giá toàn diện sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, cho mẹ một cái nhìn rõ ràng rằng mình đã đi đến giai đoạn nào của thai kỳ. Số đo đường kính lưỡng đỉnh cũng giúp đánh giá tình trạng phát triển não bộ của thai nhi.

Có thể bạn chưa biết

Nếu đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn so với tuổi thai có gì đáng lo?

Mẹ bầu cần chú ý dinh dưỡng hợp lý và khám thai đúng lịch (Nguồn ảnh: shutterstock)

Nếu đường kính lưỡng đỉnh và chu vi đầu nếu nhỏ thì thai nhi có thể gặp một số những vấn đề và có nhiều nguyên nhân gây nên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân cũng khác nhau. Và vấn đề này cần phải có sự thăm khám kỹ lưỡng sau khi em bé ra đời thì mới có thể có kết luận chính xác về mức độ ảnh hưởng em nhé. Bởi trường hợp này có thể khiến thai nhi chậm phát triển; hoặc phần đầu của thai nhi phẳng hơn so với bình thường. Dẫn đến trẻ chào đời không nhanh nhẹn, hoạt bát như những bạn cùng trang lứa.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp kích thước đầu nhỏ nhưng trẻ không hề bị các vấn đề trong nhận thức và sự phát triển trí tuệ, vẫn khỏe mạnh bình thường. Nên mẹ không cần quá căng thẳng sẽ ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé.

Bên cạnh đó hiện nay, các máy siêu âm trên thị trường cũng thường có những sự sai số nhất định. Nên bác sỹ kết luận thai thi của em bình thường, thì mẹ bầu cũng đừng nên suy nghĩ quá nhiều.

Như vậy khi biết đường kính lưỡng đỉnh là gì thì mẹ bầu đã có thể yên tâm và có 1 tinh thần tích cực nhất để chuẩn bị chào đón em bé của mình rồi!

Theo theAsianparent Singapore, Đường kính lưỡng đỉnh là gì? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm

Bài viết của

ngocanh