Đường gờ sau đầu trẻ sơ sinh có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đường gờ sau đầu trẻ sơ sinh có thể xuất hiện ở nhiều bé sau khi chào đời được vài tháng. Các bậc cha mẹ thường rất lo lắng khi nhận thấy tình trạng này vì cho rằng con đang gặp phải vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Thực chất, hiện tượng đường gờ sau đầu trẻ sơ sinh có liên quan đến cấu trúc của thóp và hộp sọ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét toàn bộ các yếu tố về hình thái bên ngoài để xác định chính xác tình trạng bé đang gặp phải là gì.

Cấu trúc và chức năng của thóp

Thóp hay còn gọi là cửa đỉnh đầu chính là nơi xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết hoàn toàn. Bình thường, thóp sẽ có dạng bằng phẳng hoặc hơi trũng xuống. Thóp trẻ sơ sinh có cấu trúc màng sợi để gắn kết xương đầu lại với nhau và cũng là đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ. Nhờ những lớp màng sợi này mà đầu bé có thể thay đổi kích thước và hình dạng phù hợp với đường âm đạo của mẹ để ra đời thuận lợi hơn. Ngoài ra, khi trẻ lọt lòng, thóp cũng đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ não trẻ khỏi những chấn động từ bên ngoài.

Thóp là bộ phận khá nhạy cảm ở trẻ sơ sinh

Điểm mềm trên đầu của trẻ là thóp sẽ có 2 phần gồm thóp trước và thóp sau.

  • Thóp trước là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu có hình thoi, rộng từ 2,5 – 7,5cm.
  • Thóp sau là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm, thường khó cảm nhận hơn thóp trước và có hình tam giác với kích thước rất nhỏ, chỉ bằng đầu móng tay.

Trẻ sơ sinh nào cũng có thóp và sự thật thì đầu bé không chỉ có 1 thóp mà có tới 6 thóp. Tuy nhiên, 4 thóp ở 2 bên đầu đã khép kín lại trong mấy tuần cuối của thời kỳ mang thai. Riêng thóp sau sẽ khép lại khi trẻ vừa chào đời hoặc chậm nhất là sau 4 tháng chào đời. Còn thóp trước sẽ đóng lại sau khoảng từ 12 – 18 tháng hoặc lâu hơn.

Hộp sọ có cấu tạo như thế nào? Mối liên hệ giữa hộp sọ và thóp trẻ sơ sinh

Hộp sọ được xem như bộ khung bảo vệ não bộ, bao gồm 6 xương chính là: sàng, trán, chẩm, đỉnh, bướm và thái dương. Sau khi chào đời, xương sọ của trẻ vẫn tách biệt và chưa nối liền với nhau cho đến khoảng 2 tuổi. Trong quá trình phát triển, ở giai đoạn từ 2 – 4 tuổi, các xương sọ sẽ cài vào nhau và chỉ dính thật sự sau 20 tuổi. Những xương sọ này được cài với nhau bởi các mô xương được gọi là đường khớp sọ.

Khoảng trống giữa các khớp sọ gọi là thóp

  • Đường khớp vành nằm ở hai bên của đầu kéo dài từ thóp trước đến vùng ở phía trước của tai (thóp bướm)
  • Đường khớp lăm-đa nằm ở mặt sau của đầu giữa chẩm và xương đỉnh
  • Vị trí của đường khớp Metopic nằm giữa thóp trước và gốc mũi, cho phép trán phát triển bình thường và mắt tách ra một cách chính xác
  • Đường khớp dọc nằm trên đỉnh đầu, kéo dài từ thóp trước đến mặt sau của đầu (thóp sau).

Nếu ở người lớn, các đường khớp dính với nhau và tạo nên hộp sọ cứng chắc để bảo vệ bộ não thì ở trẻ sơ sinh, các đường khớp còn lỏng lẻo. Những điểm trũng giữa những khớp nối chính là thóp, giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần lên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân xuất hiện đường gờ sau đầu trẻ sơ sinh

Những kiến thức cơ bản về cấu trúc của hộp sọ và thóp là cơ sở để các bác sĩ giải thích về nguyên nhân xuất hiện đường gờ sau đầu trẻ sơ sinh. Điểm gờ này thường có liên quan đến thóp sau.

Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Khánh Vân – giảng viên chính bộ môn Nhi, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết: “Hộp sọ trẻ không phải là 1 khối tròn có sẵn để chứa não mà đó là sự gắn kết giữa nhiều mảnh xương với nhau, còn gọi là đường khớp sọ. Ngoài 2 khoảng trống mà các đường khớp sọ gắn lại tạo thành thóp thì những đường khớp sọ khác chỉ là 2 mảnh xương gắn lại với nhau. Nếu đường khớp sọ khéo kéo thì đầu bé không có đường gờ, còn khi mảnh xương này chồng lên mảnh xương kia sẽ tạo ra đường gờ”.

Theo quan điểm của Tiến sĩ, bác sĩ Khánh Vân, các đường gờ sẽ không mất hoàn toàn mà chỉ tiêu giảm tương đối vì đây là 1 cấu trúc được cấu tạo từ nhiều đường khớp sọ. Phụ huynh sẽ cảm thấy đường gờ không còn xuất hiện vì có thể da đầu trẻ dày lên và tóc mọc nhiều ra.

Có thể dễ dàng nhận biết đường gờ sau đầu trẻ sơ sinh

Đường gờ sau đầu trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Theo kinh nghiệm của bác sĩ Lê Hữu Phước, khoa Hồi sức cấp cứu – phỏng và phẫu thuật tạo hình, Bệnh viên Nhi đồng 1 TP.HCM thì trong đại đa số trường hợp, đường gờ sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp đường gờ bất bình thường, gây ra nhiều biến chứng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo tư vấn của bác sĩ Chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Từ Anh- Bệnh viện Từ Dũ, các khe gờ này được gọi là các đường liên thóp, chính là khoảng hở giữa các mảng xương đầu. Nếu các khe này rộng trên 1cm thì đây là tình trạng bất thường. Trong trường hợp này, các mẹ nên thử đo vòng đầu của em bé và so sánh với vòng ngực. Vòng đầu được đo từ phía trước qua giữa trán và phía sau qua chỗ nhô ra cao nhất của xương đầu phía sau. Vòng ngực đo ngang qua 2 núm vú. Nếu vòng đầu lớn hơn vòng ngực trên 3cm thì đường gờ sau đầu trẻ sơ sinh cần được kiểm tra kỹ hơn thông qua siêu âm xuyên thóp để phát hiện có bất thường hay không.

Đường gờ sau đầu bé có thể là dấu hiệu nguy hiểm

Nhận biết tình trạng bất thường về những đường gờ trên đầu trẻ

Tại thời điểm thóp sau chưa liền lại thì đường khớp dọc nằm trên đỉnh đầu, kéo dài từ thóp trước đến mặt sau của đầu tại vị trí của xương chẩm sẽ xuất hiện 1 đường gờ nổi mà các mẹ có thể cảm nhận được khi sờ vào đầu bé. Sau 4 tháng hoặc muộn nhất là 6 tháng, các đường gờ sau đầu trẻ sơ sinh mất đi hoặc trong quá trình xuất hiện điểm gờ mà bé không có dấu hiệu khác thường trên cơ thể thì mẹ có thể yên tâm. Sự phát triển thể chất của trẻ vẫn đang nằm trong quỹ đạo bình thường.

Tuy nhiên, y học vẫn ghi nhận 6/10.000 trẻ gặp phải các dị tật hẹp sọ hay dính khớp sọ có liên quan đến các đường gờ. Ngoài đường gờ sau, trên đầu trẻ có thể xuất hiện thêm những khe mềm nổi ở phần đỉnh đầu hoặc ở trán. Thông thường, thể tích não của trẻ tăng 1,5 – 2 lần trong vòng 12 tháng đầu đời. Việc đóng hay dính khớp sọ sớm sẽ làm hình dạng hộp sọ trẻ biến dạng vì xương không mở rộng bình thường theo sự phát triển của não bộ. Tình trạng này sẽ làm chèn ép não, sinh ra các biến chứng như thiểu năng trí tuệ và các bệnh lý liên quan đến thần kinh.

Các dị tật dính khớp sọ sớm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dính đường khớp sọ 1 bên

Dính đường khớp sọ 1 bên bắt đầu từ tai và đi vào khớp dọc. Đóng sớm đường khớp này dẫn đến 1 tình trạng gọi là tật đầu méo, có thể làm trán bị dẹt 1 bên, hốc mắt bên khớp dính bị kéo lên trên, sọ và mũi bị lệch sang 1 bên. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến giảm thị lực, mù mắt ở cùng bên.

Dính đường khớp vành 2 bên

Sự dính khớp này xảy ra khi cả 2 bên trái và bên phải của đường khớp vành đều dính, sinh ra tật đầu ngắn và rộng. Tật này làm cho phần trán và cung mày bị dẹt, nâng lên cao và hõm vào trong.

Dị tật dính đường khớp dọc

Dính đường khớp sọ dọc là loại phổ biến nhất của tật dính khớp sọ sớm, xuất hiện từ 3 – 5/1.000 ca trẻ sơ sinh sống và phổ biến hơn ở bé trai nam. Vì hộp sọ không thể mở rộng sang 2 bên nên buộc phải phát triển về phía trước và sau dẫn đến tình trạng tật đầu hình thuyền. Điều này có thể làm cho đầu trẻ dài ra theo hướng trước sau, hẹp đường kính ngang và trán nhô ra.

Dính đường khớp lăm-đa

Có thể bị chẩn đoán nhầm là tật méo đầu do tư thế, dính đường khớp lăm – đa là loại hiếm nhất của tật dính khớp sọ sớm. Tình trạng này khiến méo 1 bên phía sau của đầu, xương chủm bị nhô ra và tai bị lệch ra phía sau.

Dính đường khớp trán

Chiếm 10% trong số các ca dị tật dính khớp sọ sớm, trẻ dính đường khớp trán sẽ mắc tật đầu hình tam giác làm cho em bé có trán nhọn, hộp sọ hình tam giác, 2 mắt quá gần nhau và đặc biệt là có đường gờ nổi nhô cao giữa trán.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ Đặng Đỗ Thanh Cần, Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM lưu ý cần phân biệt rõ dị tật hẹp sọ do dính nhiều khớp sọ với tật đầu nhỏ do teo não vì không có chỉ định điều trị đặc hiệu cho tật đầu nhỏ. Đối với dị tật dính khớp sọ, phương pháp điều trị sẽ là phẫu thuật cắt bỏ các đường khớp bị dính, tạo hình lại 1 phần hoặc toàn bộ hộp sọ, giải phóng sự chèn ép, tạo không gian để não bộ phát triển bình thường.

Tạm kết

Như vậy, tùy vào đặc điểm cụ thể về đường gờ sau đầu trẻ sơ sinh mà dấu hiệu này có thể là 1 hiện tượng sinh lý bình thường ở những bé chưa liền thóp sau hoặc ngược lại cũng có thể phản ánh tình trạng bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hộp sọ. Vì vậy, để xác định đường gờ nằm trong số lớn bình thường hay số nhỏ bệnh lý, quan điểm chung của các bác sĩ là khi phát hiện đường gờ sau đầu trẻ, phụ huynh nên đưa con đến chuyên khoa Nhi tại các bệnh viện uy tín để được tư vấn cụ thể.

Nguồn thông tin: Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Từ Dũ, Y học cộng đồng, Tuổi trẻ

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi