Đừng làm với con nít những điều gì và ba mẹ của chúng sẽ rất cảm kích khi bạn có thể thực hiện được?
Đừng bao giờ nói rằng “Bố mẹ không cần con nữa”
Những câu nói trêu đùa của những người lớn nhưng đôi khi lại mang tính “sát thương” đến trẻ nhỏ rất cao. Một trong số đó là ““Bố mẹ không cần con nữa” hay “Mẹ có em nên con bị ra rìa rồi”,….Nhiều người không ý thức được, lúc nói cứ nghĩ mình đùa vui mà không nghĩ tới hậu quả lời nói của mình tác động đến đứa trẻ thế nào.
Theo TS Nguyễn Thị Kim Quý – Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, trong một hội thảo quốc tế về sức khỏe tinh thần của trẻ em được tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia đã chia sẻ một câu chuyện hết sức thương tâm đã xảy ra trong gia đình chị N, trú tại tỉnh Tuyên Quang. Một bé trai hơn 1 tuổi cũng bị chính người chị gái cầm dao giết chết. Nguyên nhân cũng do cô bé cảm thấy bố mẹ “yêu em hơn” cộng thêm những lời nói đùa vô tình của hàng xóm.
Thạc sĩ Quý phân tích: “Khi bố mẹ sinh em bé, những anh, chị lớn tuổi hơn thường ghen với em. Nếu bố mẹ và người lớn không hiểu tâm lý này, không tỏ ra yêu thương đứa lớn hết mực để lấp đầy “nỗi lo bị ra rìa” đó thì tính ghen của đứa lớn càng có điều kiện để phát triển.
Đừng so sánh con tôi với những đứa bé khác
“Chị làm được, sao cháu không làm được?”; “Ơ thằng A đã biết đọc chữ mà con vẫn chưa biết à?”;…. Rất nhiều câu nói vô tình có, cố ý có của người lớn khi so sánh trẻ con với nhau khiến chúng giảm lòng tự trọng. Trẻ nên được công nhận theo tài năng, sở trường riêng.
Việc những người lớn xung quanh đem so sánh trẻ với người khác khiến chúng cảm thấy mình thấp kém, bực bội với họ và đứa trẻ họ mang ra so sánh. Mỗi đứa trẻ đều thông minh theo cách riêng của chúng, chẳng ai có thể hiểu được ngoài bố mẹ chúng.
Đừng phán xét hay đánh giá cách chăm sóc con của chính bản thân tôi
Vì sao bạn có thể luôn cảm thấy khó chịu khi người khác nói về những nhược điểm của mình? Nhưng lại rất hả hê khi xoáy vào những khuyết điểm của người khác?
Đương nhiên, khi nuôi con thì người mẹ nào cũng mong muốn bé luôn khoẻ mạnh và phát triển toàn diện. Và tất nhiên, học luôn và sẽ làm hơn 100% sức lực để mang lại những điều tốt nhất cho con.
Nếu không giúp, đừng phán xét một người mẹ chăm con như thế nào. Nếu cha mẹ của bé tin bạn, họ sẽ chia sẻ một cách tự nhiên, không cần bạn nói. Còn nếu không, hãy tìm những điều tốt mà khen họ. Tại sao đứa trẻ kháu khỉnh, nô đùa với đôi mắt tinh anh như vậy không khen mà chỉ nhìn thấy mọi thứ đều là khuyết điểm?
Đừng tự ý cho bé kẹo bánh
Mỗi gia đình, mỗi bà mẹ sẽ có chế độ ăn uống riêng cho con của mình. Đồng ý bánh kẹo thì trẻ em nào cũng thích. Nhưng không nên tự ý cho bé ăn mà chưa có sự đồng ý của cha mẹ, chính là điều đừng làm với con nít. Nhất là nếu bạn tự tiện thưởng cho bé. Có thể là ý tốt, nhưng vô tình lại “làm hư” trẻ khi đi ngược lại phương pháp giáo dục mà cha mẹ đang hướng đến.
Xin đừng áp đặt, phán xét chủ quan lên con tôi
Khái niệm ngoan, hư, giỏi, dở,….nhìn chung là hệ đánh giá của từng cá nhân. Đương nhiên nó cũng có những chuẩn mực riêng, nhưng không phải ai cũng giống ai. Và trẻ con chưa thể phân biệt được đúng sai, vì thế không và sẽ không bao giờ có đứa trẻ hư.
Thay vào đó, nếu bạn thấy bé làm điều gì không đúng, có thể nhẹ nhàng góp ý và giải thích cho bé. Hoặc có thể trao đổi với phụ huynh để cha mẹ có phương pháp uốn nắn phù hợp.
Đừng cố ý khi chọc tức trẻ
Có những người lớn tính khá nhây và thích treo ghẹo con nít, để chúng phải năn nỉ hay khóc lóc ỷ ôi thì mới buông tha. Xin đừng cố ý trêu chọc chúng! Chúng chỉ là những đứa trẻ ngây tơ và mong manh. Ngoài ra, những việc làm như thế có thể được cho là bắt nạt và ảnh hưởng không tốt đến tâm lý bé.
Đừng bao giờ hôn con tôi
Người Việt ta cho rằng khi một đứa trẻ đáng yêu thì nên để cho mọi người nựng, ôm hay hôn. Nhưng trên thực tế, hôn là việc không nên. Nhất là nếu chẳng may bạn đang bị bệnh thì rất dễ lây bệnh cho trẻ. Đừng quên rằng, trẻ con hệ miễn dịch chưa mạnh như người lớn. Dù có yêu thương đến mức nào, cũng có nhiều cách thể hiện mà. Điều đừng làm với con nít là tuyệt đối không hôn trẻ, nhất định không phải là hôn.
Phụ huynh hiểu rất rõ tình cảm của những người xung quanh dành cho con của họ. Nhưng đôi khi, tất cả đều phải có giới hạn. Và những giới hạn này chỉ nhằm mục đích tốt cho sự phát triển về thể chất và nhất là tinh thần của bé.
Theo emdep
Xem thêm: