“Đọc vị” sức khỏe con yêu qua 7 dấu hiệu quan trọng

Trẻ nhỏ chưa thể có kỹ năng tự phát hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Đọc vị sức khỏe của con để có phương án xử lý kịp thời là kỹ năng cần có của cha mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thể nào để đọc vị sức khỏe của con yêu?

Những cú va đập vào đầu, ngã từ trên cao... là những tình huống có dấu hiệu rất rõ và cha mẹ có thể dễ dáng nhận biết rằng trẻ đang cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Nhưng có một số triệu chứng và trường hợp có dấu hiệu mờ nhạt hơn và có thể khiến người lớn không chú ý đến. Vậy làm thế nào cha mẹ mới có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của con đây? Hãy lưu ý những biểu hiện của trẻ dưới đây và nhanh chóng hành động:

1. Đau đầu dữ dội

Đọc vị sức khỏe của con yêu - Ảnh minh họa Shutterstock

Làm thế nào bạn biết được con mình có bị đau đầu nghiêm trọng hay không? Tiến sĩ Ari bBrown, bác sĩ nhi khoa và phát ngôn viên của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết những cơn đau đầu nhỏ có thể biến mất bởi thuốc giảm đau không kê đơn hoặc nghỉ ngơi. Nhưng cơn đau đầu dữ dội thì không, chúng có thể diễn ra trong một thời gian dài. Trẻ không thể ăn, chơi hoặc thậm chí đọc sách hay xem TV vì đau đớn.

Khi cơn đau đầu dữ dội đi kèm với mờ mắt, nhầm lẫn hoặc đi lại khó khăn, trẻ cần được đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Ngoài ra, hãy chú ý đến các triệu chứng như nôn mửa, sốt, cứng cổ và phát ban vì những điều này có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm màng não.

2. Đau bụng kéo dài

Hầu hết trẻ đều trải qua những cơn đau bụng nhẹ. Nguyên nhân thường là do táo bón, đầy hơi hoặc virus (viêm ruột) và hầu hết những cơn đau nhẹ này không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đau bụng kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng như viêm ruột thừa, loét dạ dày hoặc thoát vị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cơn đau ruột thừa thường bắt đầu quanh rốn và di chuyển xuống phía dưới hố chậu phải. Cơn đau gia tăng theo thời gian và thường đi kèm với tiêu chảy, nôn mửa và sốt. Các dấu hiệu khác bao gồm có máu trong phân hoặc chất nôn, bụng cứng và cực kỳ khó khăn khi đi đại tiện.
Bệnh tiến triển rất nhanh nên việc phát hiện và chẩn đoán đúng viêm ruột thừa để phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là vô cùng cần thiết.

Khi trẻ bị đau dạ dày, các cơn đau xuất hiện thất thường, có thể lặp lại nhiều lần với mức độ nặng nhẹ khác nhau và thường xuất hiện về đêm kèm theo ợ chua, khó tiêu, chán ăn, đi ohaan đen hoặc ra máu. Đáng chú ý là các bậc cha mẹ thường hay bỏ qua các dấu hiệu của đau dạ dày ở trẻ do nhầm lẫn cơn đau dạ dày với những cơn đau bụng bình thường.

Vì thế, khi trẻ có những cơn đau bụng kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chữa trị kịp thời.

3. Sốt dai dẳng hoặc sốt cao

Hầu hết các cơn sốt ở trẻ em không quá cần thiết phải đưa đến phòng cấp cứu ngay và có thể đợi cho đến khi bệnh viện mở cửa để gặp bác sĩ. Sốt là một dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng nên cũng không nhất thiết là điều đáng lo ngai. Nếu trẻ bị cảm lạnh chẳng hạn, sốt là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bé đang hoạt động để chống lại căn bệnh này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên sốt cao có thể là triệu chứng của nhiễm trùng hoặc vấn đề khác nghiêm trọng. Các bác sĩ khuyến cáo nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu trẻ sốt cao và liên tục từ 40 ° C trở lên. Đặc biệt nếu sốt kèm theo các triệu chứng khác như nôn mửa, đau bụng và đau đầu dữ dội. Riêng trường hợp sốt kèm theo cứng cổ là triệu chứng điển hình của bệnh viêm màng não.

Nếu trẻ dưới 2 tuổi thì cần phải đưa trẻ đi khám trong vòng 48 giờ kể từ khi trẻ sốt cao.

Đọc vị sức khỏe của con yêu - Ảnh minh họa Shutterstock

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Một số vết cắt và vết thương

Một nguyên tắc mà cha mẹ cần nhớ là nếu vết cắt hoặc vết thương không ngừng chảy máu sau khi dùng lực ấn chặt và đều trong 5 phút, thì đó là lúc cho trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Ngoài ra cha mẹ cũng cần nắm chắc nguyên nhân gây ra vết thương cho trẻ. Một vết thương bị nhiễm bẩn có thể gây uốn ván, cần phải cho trẻ tiêm ngừa. Và, ngay cả một vết xước gây ra bởi động vật nuôi cũng có thể gây bệnh dại, căn bệnh có thể gây tử vong khi không được điều trị ngay lập tức.

Các tình huống khác cần đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay là khi vết cắt sâu hoặc ở vùng đầu, ngực hoặc bụng. Các vết thương ở những vị trí này có thể trông không nghiêm trọng nhưng có thể gây sốc cho trẻ.

5. Thay đổi hành vi đột ngột

Những thay đổi về tình trạng tâm thần ở trẻ, chẳng hạn như đột nhiên mất phương hướng, bối rối, rất buồn ngủ hay khó thức dậy, là dấu hiệu cần được can thiệp ngay lập tức. Những thay đổi trong hành vi là triệu chứng nghiêm trọng và cha mẹ nên coi chừng khi chúng xảy ra kèm theo sốt.

Nhiệt độ sốt ở trẻ không phải lúc nào cũng là chỉ số tốt nhất đánh giá xem trẻ có cần được điều trị hay không. Các dấu hiệu cảnh báo mới là quan trọng. Do đó, cha mẹ cần theo dõi cách trẻ cư xử. Nếu trẻ thay đổi hành vi một cách đột ngột, cha mẹ cần tìm đến trợ giúp tế ngay lập tức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6. Chảy máu nướu sau khi bị sốt

Bạn có biết rằng giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết là một vài ngày sau khi cơn sốt giảm bớt, và không phải lúc trẻ sốt cao nhất? Đây là khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện như chảy máu nướu, nôn ra máu, nhức hai hố mắt, thở nhanh và đau bụng dữ dội.

Sốt xuất huyết là bệnh xảy ra khá phổ biến với những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng và tỷ lệ diễn biến nặng cao. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong. Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu này, cha mẹ cần cho trẻ nhập viện ngay: Sốt quá cao, xuất huyết lan rộng, chân tay lạnh, trẻ đang tỉnh táo bỗng lừ đừ, có khi vật vã, đau bụng dữ dội, da đổi màu.

7. Khó thở tăng dần

Đọc vị sức khỏe của con - Ảnh minh họa Shutterstock

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ nhi khoa, các vấn đề về hô hấp của trẻ còn đáng lo ngại hơn khi âm thanh phát ra từ ngực và phổi chứ không phải từ mũi. Khó thở có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng, lên cơn hen suyễn, nghẹt thở, viêm phổi, ho gà hoặc co thắt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cha mẹ hãy lắng nghe tiếng thở, kiểm tra nhịp thở của bé bằng cách nhìn vào bụng hoặc ngực của trẻ để quan sát sự di chuyển của lồng ngực. Hãy đếm nhịp thở, nếu chắc chắc rằng nhịp thở của trẻ nhiều hơn 60 lần một phút đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, 50 lần một phút với trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi và 40 lần một phút với trẻ từ trên 1 tuổi đến 5 tuổi thì trẻ đang thở nhanh.

Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra xem xung quanh miệng bé có xuất hiện đốm đổi màu không. Khi phát hiện được các triệu chứng bất thường cơ bản của dấu hiệu khó thở ở trẻ nhỏ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh kịp thời vì đó là dấu hiệu có liên quan đến đến những bệnh lý lâm sàng nặng và nguy kịch, có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, thệm chí tính mạng của trẻ.

Trẻ nhỏ chưa thể có kỹ năng tự phát hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, vì thế các bậc cha mẹ cần lưu ý các triệu chứng này để có hướng xử lý kịp thời.

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Muốnphát hiện trẻ chậm phát triển, cha mẹ có con từ 3-5 tuổi phải đọc bài viết này

Đọc vị biếng ăn ở trẻ và làm cách nào để hạn chế!

Bài viết của

Mecoca