Độ trưởng thành bánh nhau có thể giúp mẹ bầu biết được tình trạng phát triển của con. Đặc biệt là mức độ vôi hóa có đến mức nguy hiểm hay không.
Nếu nói về những mốc thời gian đáng nhớ khi mang bầu, không thể không kể đến 12 tháng, 22 tháng, 32 tháng và lâm bồn. Nhưng trong suốt quá trình đó, một vấn đề mà mẹ cũng cần hết sức quan tâm chính là độ trưởng thành bánh nhau. Bởi, đây là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh sự phát triển của em bé.
Điều tiết canxi thế nào để bánh nhau vừa phải? Làm thế nào để con phát triển đầy đủ mà không bị ảnh hưởng? Hãy bàn về độ trưởng thành bánh nhau trong bài này.
Bản chất & tầm quan trọng của bánh nhau với thai nhi
Bánh nhau là cơ quan trao đổi giữa mẹ và thai nhi. Nó đảm bảo sự hô hấp nuôi dưỡng bào thai. Bánh nhau còn có những hoạt động biến dưỡng và nội tiết, thực hiện vai trò nội tiết trong thai kỳ.
Nhìn chung, bánh nhau có tác dụng như lá phổi của con người. Truyền oxy cho thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ hít phải nước ối, lọc độc tố, đào thải các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, vận chuyển những chất thải sinh học do thai nhi thải ra đến hệ thống tuần hoàn của người mẹ… Nó cũng bảo vệ em bé khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Là một lớp che chở cho bào thai khỏi các độc tố…
Phân tích độ trưởng thành bánh nhau
Mức độ vôi hóa của bánh nhau cũng khác ở từng giai đoạn. Mức độ vôi hóa bánh rau được chia làm các cấp độ sau.
Độ 0
– Thai thường ở giai đoạn đầu của thai kỳ, ít hơn 18 tuần
– Màng ối thẳng, mịn và không bị rạn nứt
– Chất nhau thai tập trung ở một vùng
Độ 1
– Thai ở giai đoạn giữa của thai kỳ, từ tuần 18 đến tuần 29
– Giai đoạn tiền trưởng thành của nhau thai
– Màng ối không bị rạn nứt, được xác định rõ ràng, có sự rung động
– Chất nhau thai được phân tán ngẫu nhiên
Độ 2
– Thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ, khoảng sau 30 tuần
– Màng ối rạn nứt nhiều và dần hoàn chỉnh
Độ 3
– Thai vượt quá 39 tuần, giai đoạn cuối trong quá trình phát triển của nhau thai
– Màng ối hoàn chỉnh
– Chất nhau thai được phân chia ở các khoang
Khi vôi hóa bánh nhau thai độ 3 cho thấy, chức năng phổi thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện, em bé có thể dần thích nghi và hoàn toàn có thể sống khi ra ngoài môi trường. Tuổi thai càng lớn thì độ trưởng thành của rau thai càng cao. Nhưng ở mỗi người biểu hiện khác nhau. Tùy mỗi người mà quá trình canxi hóa bánh rau diễn ra nhanh hay chậm.
Những dấu hiệu bất thường về độ trưởng thành bánh nhau
Trong hầu hết trường hợp, bánh nhau sẽ phát triển đồng hành cùng thai nhi. Tuy nhiên, một số trường hợp bánh nhau lại bị canxi hóa nhiều. Từ đó, có khả năng khiến bé gặp vấn đề.
– Tích tụ canxi vùng nào sẽ gây xơ hóa nhau vùng đó. Đồng thời, gây tắc nghẽn một vài mạch máu trong bánh nhau.
– Nếu canxi hóa độ 3 xảy ra từ những tuần thai sớm sẽ khiến việc truyền dinh dưỡng từ mẹ sang con sẽ kém. Thai nhi trong bụng hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn. Từ đó, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
– Những thai quá ngày sinh và bánh nhau bị vôi hóa nhiều có nguy cơ bị suy thai cao hơn do tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Các thai này cũng sẽ có tỷ lệ tử vong cao gấp 3 lần so với các thai nhi khác.
– Nếu kéo dài đến tuần 42, vôi hóa bánh nhau sẽ còn diễn ra nhanh hơn. Máu tập trung ở bánh nhau sẽ giảm xuống, khiến việc trao đổi oxy diễn ra khó khăn. Tình trạng này nếu kéo dài lâu có thể dẫn đến suy thai, thai chết trong quá trình chuyển dạ hoặc chết ngay sau khi sinh chỉ vài tiếng hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do não bị thiếu oxy.
Không lạm dụng canxi
Sự lạm dụng canxi ở một số thai phụ sẽ khiến canxi bị lắng đọng ở bánh nhau, gây nên hiện tượng canxi hóa bánh nhau. Ngoài ra, dùng quá nhiều canxi có thể gây nên hiện tượng thừa canxi ở bé sơ sinh, với các biểu hiện: thóp kín quá sớm, xương hàm nhô ra và rộng, động mạch chủ bị thu hẹp.
Do vậy, cần bổ sung canxi đúng cách theo các giai đoạn phát triển của thai kỳ
– Từ 0-12 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 50 mg canxi/ ngày (tương đương 1 – 2 cốc sữa)
– Từ 13-26 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 1200mg canxi, không nên bổ sung chậm quá 20 tuần. Càng về sau càng phải cung cấp lượng canxi nhiều hơn
– 27-38 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp đủ 150 – 450 mg canxi để đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của cả mẹ và bé
– Sau sinh: Mẹ cần lưu ý bổ sung canxi đầy đủ để cơ thể được hồi phục và cải thiện chất lượng sữa mẹ cho con
Độ trưởng thành bánh nhau và những lưu ý khi mang bầu
Bên cạnh việc chú ý bổ sung canxi, mẹ bầu cũng có thể chăm sóc thai nhi và hạn chế những tác động nhất định tới con.
– Tránh những cơn xốc nảy mạnh bất thình lình. Cài dây đai an toàn khi ngồi ô tô, máy bay
– Không hút thuốc vì thuốc lá sẽ gây hại cho nhau thai và thai nhi
– Ăn nhiều rau có màu xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt như hạnh nhân, các thực phẩm chứa những chất béo tốt như trái bơ. Ngoài ra, bạn nên hạn chế lượng muối ăn vào cùng các thực phẩm chế biến sẵn thay vào đó hãy dùng những món ăn dễ tiêu hóa
– Chỉ tập thể dục khi bác sĩ cho phép. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập các bài tập Kegel, đi bộ và yoga trước khi sinh
– Khám thai định kỳ. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm tình trạng nhau thai bám mặt trước và có biện pháp phòng ngừa
– Nếu bạn bị đau bụng hoặc chảy máu âm đạo trong thai kỳ, hãy đến bệnh viện ngay
Lời kết
Với mỗi mẹ bầu, con cái luôn là điều quan trọng nhất. Làm sao để bé phát triển đầy đủ và đúng mốc? Để con có thể khỏe mạnh khi ra đời? Hãy bớt chút thời gian và tìm hiểu những thông tin liên quan đến độ trưởng thành bánh nhau và bổ sung thêm các chất cần thiết. Có như vậy, cả mẹ và con mới khỏe mạnh được.
Xem thêm:
- Thai 22 tuần độ trưởng thành của bánh nhau là 1 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
- Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục hiện tượng này?
- Nhau cài răng lược Biến chứng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm ở mẹ bầu
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!