Nếu không thể vào viện, phải chăm trẻ mắc sốt xuất huyết ra sao?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mùa hè đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Từ tay chân miệng, cảm cúm, sổ mũi, ho gà… đến những bệnh nguy hiểm hơn. Trẻ mắc sốt xuất huyết phải làm sao?

Nếu không thể vào viện, phải chăm trẻ mắc sốt xuất huyết ra sao?

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra bệnh.

Với số lượng quá tải bệnh nhân như hiện nay, nhiều trẻ đến khám được khuyên nên về nhà theo dõi bởi những dấu hiệu nghi là sốt xuất huyết. Bởi nếu như trộm vía, không mắc bệnh thật thì các con cũng sẽ bị các bệnh khác từ môi trường trong viện.

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, vì sao phải về nhà?

Quá tải trầm trọng

Quá tải lượng bệnh nhân mùa hè là điều thường thấy

Bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế chia sẻ, hiện đang là cao điểm mùa sốt xuất huyết tại Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 96.000 ca mắc SXH (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2018); có 7 trường hợp tử vong. Dự báo dịch bệnh SXH trong thời gian tới vẫn còn có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để giảm quá tải bệnh viện, tránh lây nhiễm chéo và nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm ca tử vong, những ca bệnh nhẹ có thể được cho điều trị tại nhà.

Những điều bố mẹ cần lưu ý

Muỗi là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết

Những trẻ mắc sốt xuất huyết điều trị tại nhà cần tuân thủ những quy tắc sau:

  • Nghỉ ngơi tại giường
  • Uống đủ nước: Uống sữa, nước trái cây (cần thận trọng với người bệnh đái tháo đường), các dung dịch điện giải Oresol và nước cơm. Uống nước trắng đơn thuần có thể gây rối loạn điện giải.
  • Sử dụng paracetamol (trên 4 gr mỗi ngày đối với người lớn và tính liều theo trẻ em).
  • Chườm ấm.
  • Không để bị muỗi cắn; tìm, diệt muỗi, lăng quăng trong nhà và xung quanh nhà.

Đặc biệt, trẻ bị sốt xuất huyết cần phải uống thuốc theo đơn. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc theo thói quen.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Không uống acid acetylsalicylic (aspirin), mefenemic acid (ponstan), ibuprofen, các chất chống viêm không steroid khác (NSAID) hay các thuốc steroid. Trong trường hợp bệnh nhân đã uống những thuốc này thì cần đến gặp bác sĩ.
  • Không cần thiết uống kháng sinh.

Dấu hiệu nguy hiểm

Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm để bảo vệ trẻ

Vì điều trị ở nhà, trẻ mắc sốt xuất huyết có thể gặp phải những tình huống đột xuất. Chắc chắn là không ai mong muốn nhu vậy.

Nhưng nhiều khi, đời không phải lúc nào cũng màu hồng.

Người nhà bệnh nhân cần nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chảy máu: xuất hiện các chấm hoặc đốm màu đỏ trên da; chảy máu mũi, lợi (nướu); nôn ra máu; đi tiêu phân đen; kinh nguyệt ra nhiều, chảy máu âm đạo.

  • Bệnh nhân nôn liên tục.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật.
  • Xanh tím, tay và chân lạnh ẩm.
  • Khó thở.

Nếu xuất hiện những dấu hiệu nói trên, cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện và cấp cứu.

Nên nhớ, thời gian là vàng!

Càng để lâu, tỷ lệ di chứng và tử vong sẽ càng cao!

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Chủ động phòng tránh bệnh và diệt muỗi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc sốt xuất huyết ở trẻ, TheAsianParent gợi ý một số cách sau đây:

  • Cho trẻ mặc quần áo dài tay;
  • Ngủ trong màn, giăng mùng, kéo rèm (kể cả ban ngày);
  • Sử dụng bình xịt diệt muỗi, nhang hương chống muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi,…

Ngoài ra, nên chủ động diệt những nguồn sinh lăng quăng, bọ gậy:

  • Đậy kín các dụng cụ có chứa nước, để muỗi không thể vào đẻ trứng;
  • Thả cá vào các dụng cụ đựng nước dung tích lớn (bể, giếng, chum, vại…) để cá ăn hết lăng quăng/bọ gậy nếu có.
  • Vệ sinh tất cả các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần;
  • Thu gom, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu trong nhà và xung quanh nhà
  • Vệ sinh môi trường sinh sống, lật úp các vật dụng chứa nước khi chưa dùng đến;
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Theo ThanhNien

Xem thêm:

6 bệnh trẻ em mùa nóng thường gặp và hướng dẫn phòng tránh cho bố mẹ

Bị sốt khi mang thai liệu có ảnh hưởng đến thai nhi và cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu

Cao điểm hè, Hà Nội xuất hiện ca viêm não Nhật Bản đầu tiên năm 2019

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

DAVE