Ra dịch nâu khi mang thai – Cảnh báo nguy hiểm với mẹ bầu!

Ra máu khi mang thai mà nguyên nhân do tụ máu nhau thai sẽ dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, hoặc đứt nhau thai (cũng dẫn đến chết thai nhi).

Ra dịch nâu khi mang thai có thể là hiện tượng bình thường khi trứng mới làm tổ, hoặc dấu hiệu thai ngoài tử cung, nhiễm trùng và sảy thai tự nhiên. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Nguyên nhân ra dịch nâu khi mang thai
  • Nếu bị ra dịch nâu khi mang thai mẹ bầu cần làm gì?
  • Mang thai ra dịch màu nâu nhạt có nguy hiểm không và cách phòng tránh

Nguyên nhân ra dịch nâu khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân ra dịch nâu khi mang thai mà mẹ bầu cần lưu ý

Biết rõ nguyên nhân của hiện tượng ra máu đỏ và ra dịch màu nâu khi mang thai 3 tháng đầu . Mẹ bầu có thể chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi.

1. Chảy máu màng

Khi mẹ bầu mang thai, lớp niêm mạc tử cung rất dễ bị bong tróc do nội tiết tố trong cơ thể được đẩy lên mức cao có thể khiến bà bầu ra dịch màu nâu. Hiện tượng này được xem là bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nhưng các mẹ cũng nên để ý xem có phải đơn giản là hiện tượng này hay do nguyên nhân nào khác.

Có thể bạn chưa biết

2. Quá trình trứng được thụ tinh

Quá trình này thường kéo dài từ 2-5 ngày và thường có có hiện tượng chảy máu nhẹ.

Theo Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, thụ thai được xác định từ khi tinh trùng kết hợp với trứng để tạo thành hợp tử đến lúc phôi thai làm tổ trong tử cung. Quá trình phôi thai làm tổ sẽ mất từ 7-10 ngày.

Thông thường, quá trình thụ thai sẽ kéo dài trong khoảng 13 – 14 ngày. Tuy nhiên, việc thai làm tổ không có nghĩa là thụ thai thành công. Có 1/3 trường hợp khi trứng đã thụ tinh và bám vào thành tử cung nhưng hợp tử gặp đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, không trở thành bào thai.

3. Mang thai ngoài tử cung

Ra máu khi mang thai cũng là một dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc nguy cơ sắp sảy thai.

Thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm tính mạng của mẹ nếu không phát hiện sớm. Do đó nên siêu âm kiểm tra vị trí thai ngay khi có kết quả dương tính với que thử thai.

4. Do nhiễm trùng

Vùng âm đạo hoặc cổ tử cung bị nhiễm trùng có thể dẫn đến chảy máu hoặc xuất huyết vài vết máu. Vào trường hợp này các mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để kiểm tra chuẩn đoán tìm ra nguyên nhân như bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục,...

5. Tụ máu nhau thai (hay còn gọi là tụ dịch màng nuôi)

Ra máu khi mang thai mà nguyên nhân do tụ máu nhau thai sẽ dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, hoặc đứt nhau thai (cũng dẫn đến chết thai nhi). Hiện tượng này thường có nguy cơ cao đối với các phụ nữ lớn tuổi mà vẫn muốn mang thai. Vì tụ máu nhau thai đôi khi còn phụ thuộc vào tuổi tác của người mẹ và tuổi thai.

6. Sẩy thai tự nhiên

Sẩy thai thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên cũng có thể sau thời kỳ đó. Trong 4 tuần đầu của thai kỳ, bạn thấy có ra máu màu đỏ tươi kèm theo nhầy nâu thì phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Nếu bị ra dịch nâu khi mang thai mẹ bầu cần làm gì?

Mang thai ra dịch nâu có thể là hiện tượng bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, các bà bầu nên lưu ý những điều cần làm khi bị ra máu trong khi mang thai:

– Báo ngay với bác sĩ khi có trường hợp này để có cách giải quyết hợp lý.

– Đến các cơ sở, bệnh viện để khám tìm nguyên nhân. Tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc (động thai, sảy thai, sinh non, chửa ngoài tử cung…).

– Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt: Nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu. Đặc biệt, mẹ bầu nên kiêng tuyệt đối không nên quan hệ vợ chồng vào lúc này.

– Chế độ vệ sinh: Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân ra máu của bạn.

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone của bạn.
  • Kiểm tra mức độ mở của cổ tử cung.
  • Siêu âm để kiểm tra tim thai.
  • Cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám nếu có các triệu chứng: Đau quặn ở bụng dưới, chảy máu nhiều dù đau hay không.

Có thể bạn chưa biết

Mang thai ra dịch màu nâu nhạt có nguy hiểm không và cách phòng tránh

Ra dịch màu nâu khi mang thai đôi khi có thể là một dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Vì vậy dù là nguyên nhân gì thì các mẹ bầu cũng nên đến bệnh viện kiểm tra kịp thời. Để biết được nguyên nhân có thai ra chất nhầy màu nâu và có biện pháp điều trị. Khi khám thai, bác sĩ sẽ siêu âm để xem tình trạng phôi thai, túi ối, nhau thai. Và các bộ phận trong cơ quan sinh sản của mẹ bầu có gì bất thường không. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đề ra các chỉ định phù hợp.

- Nên khám và siêu âm thai định kỳ để phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bất thường của thai kỳ.

- Khám phụ khoa trước và trong khi mang thai nhằm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa để điều trị.

- Mẹ bầu có thể sử dụng bài thuốc dân gian là củ gai tươi để chữa trị ra máu nâu khi mang thai.

Theo theAsianparent Singapore, Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào và trong bao lâu? - Bệnh viện đa khoa Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh