Đi ngoài nhiều khi mang thai tháng cuối - Mẹ bầu phải làm sao?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đi ngoài nhiều khi mang thai tháng cuối luôn là nỗi lo sợ của đại đa số các mẹ bầu giai đoạn cuối thai kỳ. Nguyên nhân và cách điều trị thế nào? Các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến mẹ bầu đi ngoài nhiều khi mang thai tháng cuối

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu đi ngoài nhiều trong thai tháng cuối, chủ yếu bắt nguồn từ vấn đề về ăn uống hoặc do mẹ bầu mắc một số bệnh liên quan đến đường ruột. Một trong số các nguyên nhân cụ thể sau:

  • Cơ thể sản sinh nhiều hormone prostaglandin chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh nở của mẹ bầu. Tuy nhiên, hormone này lại có khả năng thúc đẩy ruột mở ra, làm tăng nhu động ruột nhằm loại bỏ hết các chất thải có trong ruột để ruột rỗng, gây ra tình trạng đi ngoài và tiêu chảy nhiều ở mẹ bầu
  • Việc lạm dụng vitamin sai cách là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, thận, dạ dày vô cùng nguy hiểm
  • Các thức ăn không đảm bảo vệ sinh vì bị nhiễm bẩn, nhiễm độc, các loại rau, trái cây phun thuốc trừ sâu, thuốc hóa học đều làm tăng nguy cơ khiến mẹ bầu rối loạn tiêu hóa và bị tiêu chảy
  • Mẹ bầu bổ sung quá nhiều nước, đặc biệt là các loại nước trái cây lại chưa hẳn là tốt. Việc ăn nhiều trái cây, rau củ khiến lượng nước thừa bị loại bỏ qua hệ tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng như tiêu chảy
  • Do mẹ dùng một số thuốc điều trị huyết áp, thuốc kháng sinh hay các loại thuốc giảm acid có chứa magie
  • Có thể do mẹ mắc chứng không dung nạp đường lactose (trong một số thực phẩm hoặc thuốc có thể vô tình chứa loại đường này)
  • Do mẹ mắc một số bệnh lý về đường ruột như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột thừa...

Mẹ bầu đi ngoài nhiều khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, chứng đi ngoài nhiều có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Một nghiên cứu khảo sát trên 3.682 thai phụ cho kết quả, có khoảng 14,3% mẹ bầu từng ít nhất một lần đau bụng tiêu chảy.

Trong tháng cuối của thai kỳ, nếu nguyên nhân đi ngoài nhiều của mẹ được xác định là do sự thay đổi hormone thì đây là dấu hiệu sinh lý bình thường vì đây là cơ chế làm rỗng ruột của cơ thể cho phép tử cung co bóp hiệu quả khi chuyển dạ.

Mặt khác, việc liên tục đi ngoài cũng gây ra khá nhiều bất tiện, thậm chí nguy hiểm cho chị em nếu tình trạng này kéo dài với tần suất dày đặc:

  • Mẹ đi ngoài nhiều dễ bị mất nước, nếu không bổ sung đủ nước thì cả mẹ bầu và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng
  • Tình trạng đi ngoài nhiều kéo dài làm mẹ mệt mỏi khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ
  • Những cơn đau quặn ở bụng cùng với việc đi ngoài nhiều khiến hậu môn gặp nhiều áp lực, kích thích tử cung co bóp nhiều làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ
  • Đi ngoài nhiều lần khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu, làm sức đề kháng của mẹ bầu suy yếu gây bất lợi cho cuộc vượt cạn sắp tới.

Biện pháp ngăn ngừa chứng đi ngoài nhiều khi mang thai tháng cuối của mẹ bầu

Để ngăn ngừa tối đa nguy cơ đi ngoài nhiều ở mẹ bầu thai tháng cuối mẹ bầu cần:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Tránh các loại cá biển, tôm, ốc hoặc thực phẩm mẹ có tiền sử bị đi ngoài khi ăn
  • Không tiêu thụ nước trà, cà phê, các loại nước tăng lực
  • Uống nhiều nước, tránh uống nước ngọt có gas, thức uống nhiều đường và phẩm màu
  • Hạn chế ăn uống ở ngoài khi chưa thật tin cậy khâu chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Mẹ nên kiêng đồ ăn như rau sống, gỏi, tiết canh, món tái và nên ăn chín uống sôi
  • Với những ai có hệ tiêu hóa nhạy cảm và yếu, cần tránh thực phẩm cay nóng và đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ
  • Để tránh áp lực cho hệ tiêu hóa, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thay vì dùng 3 bữa chính. Trước khi ăn, mẹ nên rửa tay thật kỹ để tránh gián tiếp đưa mầm bệnh vào cơ thể
  • Nếu mẹ mắc chứng không dung nạp đường lactose, mẹ nên giảm lượng sữa tiêu thụ và tìm kiếm các nguồn thực phẩm cung cấp canxi khác để đảm bảo cơ thể không bị thiếu canxi.

Khi nào mẹ nên khám bác sĩ?

Nếu tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Trong trường hợp đau bụng kéo dài hơn 2 - 3 ngày hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng dưới đây thì chị em nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và hỗ trợ y tế kịp thời:

  • Đau bụng nhiều
  • Thấy xuất hiện chất nhờn hoặc máu trong phân
  • Đau đầu nghiêm trọng
  • Nôn mửa nặng
  • Sốt trên 37,8 độ C
  • Tiểu ít
  • Tim đập nhanh.

Mẹ bầu đi ngoài nhiều trong tháng cuối gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé yêu, vì vậy các mẹ không nên chủ quan. Khi gặp tình trạng trên mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để có được cách xử lý an toàn và phù hợp nhất nhé!

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng bố mẹ khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi