10 cách để dạy trẻ về an toàn cơ thể, chống nạn xâm hại tình dục

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trước tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em ngày càng nhiều như thế này, dạy trẻ về an toàn cơ thể chính là cách tốt nhất để ba mẹ bảo vệ con.

10 cách để dạy trẻ về an toàn cơ thể đơn giản và hiệu quả nhất

Khuyến khích con bộc lộ cảm xúc

Dạy trẻ về an toàn cơ thể ngay từ những năm đầu đời bằng cách khuyến khích con nói về cảm xúc của chúng: Bằng cách này, từ nhỏ trẻ sẽ biết cách để hiểu và quản lý cảm xúc của mình, bày tỏ cảm xúc với người khác. Hãy cố gắng dành thời gian để nghe con nói về cảm xúc của chúng, và nhất định phải lắng nghe bằng sự thấu hiểu.

Phân biệt giữa cảm giác an toàn và không an toàn

Dạy con nói về cảm giác "an toàn" và "không an toàn" : Trẻ thường không thể phân biệt cảm giác “an toàn” và “không an toàn”. Tuy nhiên chúng có thể hiểu cảm giác “không an toàn” là gì. Vì thế hãy dặn trẻ rằng nếu chúng cảm thấy “không an toàn” bất cứ lúc nào, chúng có thể nói chuyện với ba mẹ hoặc những người lớn tin cậy khác.

Giải thích với con rằng cơ thể chúng ta rất tuyệt vời, cơ thể sẽ cho con biết khi nó cảm thấy "không an toàn"

Bạn có thể lấy ví dụ cho con biết về những dấu hiệu “không an toàn” như tim đập nhanh, nóng ruột. Hãy nói với con bạn rằng đây được gọi là những dấu hiệu cảnh báo sớm, và nếu bé cảm thấy có bất kì cảm giác lạ nào, hãy nói với một người lớn đáng tin cậy ngay lập tức.

Giúp con chọn 3 đến 5 người lớn đáng tin cậy để con được tin tưởng khi nói mọi chuyện: Nên chọn một người không phải là thành viên trong gia đình. Ngoài ra, con cần dễ dàng tìm thấy những người này khi cần thiết.

Ai cũng có ranh giới của mình

Giải thích với con rằng tất cả mọi người đều có ranh giới đối với cơ thể: Ranh giới cơ thể là một không gian vô hình quanh mỗi người. Không ai được vào không gian này mà không có sự cho phép của chủ cơ thể đó. Con cũng có quyền nói “không” khi người khác ôm hay hôn con. Họ có thể đập tay hoặc hôn gió con nếu muốn.

Tôn trọng cơ thể 

Dạy con tôn trọng ranh giới cơ thể của người khác, và người khác cũng cần xin phép trước khi chạm vào cơ thể con: Ví dụ, nếu một người muốn nắm tay trẻ, họ cần xin phép trẻ. Và nếu bé nói “không”, họ cần tôn trọng cơ thể và làm đúng điều bé yêu cầu. Ba mẹ cũng nên dạy con rằng khi đã đồng ý cho người khác nắm tay hay ôm, con vẫn có thể rút lại lời đồng ý bất kỳ lúc nào.

Tập cách đối phó khi có bất trắc

Cho con luyện tập tư thế “lập trường cướp biển”: “Lập trường cướp biển” là tư thế hai tay chống nạnh, chân dang rộng, mở vai và ngẩng cao đầu. Đây là một tư thế rất mạnh mẽ và bé nên luyện tập thường xuyên. Bé cũng có thể luyện tập nói “Không” hay “Dừng lại! Cháu không thích như thế!”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cả hai câu nói này đều rất hữu ích khi bé bị bắt nạt hay khi người khác cố gắng chạm vào bộ phận riêng tư của bé. Nếu trẻ có thể thực hiện tư thế này và phản kháng khi mới chỉ 4 hay 5 tuổi, trẻ sẽ có thể bảo vệ mình tốt hơn khi ở tuổi 13, 14 hoặc tuổi trưởng thành. Ngoài ra, ba mẹ có dạy bé Nguyên tắc 5 ngón tay để tránh bị lạm dụng tình dục.

 

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

 

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cung cấp kiến thức giới tính từ sớm

Từ ngày đầu tiên dạy trẻ về an toàn cơ thể, hãy gọi bộ phận sinh dục của con bằng tên chính xác của chúng

Hãy cho trẻ biết rằng các bộ phận riêng tư (bao gồm cả miệng) là bộ phận cơ thể “của riêng trẻ”. Dạy trẻ rằng nếu ai đó chạm vào bộ phận riêng tư của bé, cho bé xem hình ảnh các bộ phận riêng tư, hay bảo bé chạm vào những bộ phận riêng tư của họ, bé cần báo với một người lớn tin tưởng ngay lập tức. Bé cũng cần được dạy nói “Không” hay “Dừng lại” trước khi báo với một người lớn bé tin tưởng.

Can đảm bảo vệ người khác

Khuyến khích con đứng lên bảo vệ những người khác bị bắt nạt hoặc bị quấy rối: Bé có thể bảo vệ người khác bằng cách đứng vững trong tư thế cướp biển và nói “Này! Dừng việc đó lại”. Sau đó, khuyến khích trẻ báo lại với một người lớn tin tưởng.

Không tạo định kiến giới tính cho con

Hãy nói với con rằng không có đồ chơi cho con gái hay con trai - chỉ có đồ chơi cho trẻ em. Khi nói chuyện với trẻ, ba mẹ nên dùng những từ ngữ trung lập giới tính, ví dụ như gọi “cảnh sát” thay vì “chú cảnh sát”. Ba mẹ cũng nên tập trung vào những phẩm chất của một người, thay vì nói về ngoại hình của con gái, hay thể chất của con trai. Càng phá vỡ định kiến giới và bất bình đẳng giới, sẽ càng ít bạo lực và quấy rối tình dục xuất hiện.

Dạy trẻ về an toàn cơ thể và tôn trọng cơ thể người khác là điều nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Chỉ bằng những ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả này, ba mẹ không chỉ giúp con bảo vệ chính mình, mà còn tạo ra một thế hệ trẻ văn minh hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

 

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết của

Quỳnh Hoa