Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép là điều mà rất nhiều ba mẹ quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây để rèn cho trẻ thật ngoan ngoãn, lễ phép và cư xử đúng mực ngay từ hôm nay bạn nhé!
- Cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép người lớn
- Dạy bé kỹ năng chúc Tết
- Dạy trẻ phép lịch sự khi được cho lì xì
- Dạy trẻ ứng xử khi có khách đến nhà
- Dạy trẻ ứng xử khi đến nhà người khác
- Kết luận
Từ thời xa xưa, khi người ngoài đánh giá một đứa trẻ thường thông qua ba mẹ của chúng. Ví dụ, họ hay dùng những câu như “Con nhà gia giáo” hoặc “Ba mẹ không biết dạy con” để khen ngợi hoặc la mắng trẻ con. Vì thế ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người ba người mẹ luôn muốn con mình phải được giáo dục thật tốt để người khác không “mắng vốn”. Trong đó lễ phép là một trong những điều quan trọng mà ba mẹ cần phải dạy con trước tiên để trẻ hình thành nhân cách về sau. Theo góc nhìn của các nhà khoa học, họ khẳng định rằng thái độ của một đứa trẻ được quyết định phần lớn là bởi giáo dục gia đình. Độ tuổi từ 2 – 3 tuổi là độ tuổi thích hợp để ba mẹ dễ dàng uốn nắn con. Mời các ba mẹ cùng theo dõi bài viết sau để có thêm kiến và kinh nghiệm nuôi dạy con:
Xem thêm:
Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép, cha mẹ không nên thúc ép con
Cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép người lớn
Dân tộc ta xưa nay khá trọng lễ nghi và có nhiều quy tắc trong việc ứng xử giữa người với người. Một trong số đó chính là văn hóa chào hỏi.
Đa phần các bé nhỏ khi gặp người lạ sẽ rất nhút nhát, chỉ đứng nép sau lưng mẹ, im thin thít và lắc đầu nguây nguẩy không dám nói gì. Trường hợp có khách đến nhà mà bé chỉ trốn tịt trong phòng, mẹ gọi mãi mới ra chào thì quả là không hay.
Vì vậy, dạy trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc chào hỏi cũng như dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép người lớn là việc làm vô cùng quan trọng.
Cách dạy trẻ chào hỏi lễ phép: Hãy bắt đầu bằng việc dạy con chào hỏi ba mẹ mỗi khi đi học, đi chơi về. Sau đó hãy dạy con chào hỏi bất kỳ người lớn nào khi gặp như bác hàng xóm, ông bà, cô giáo,…
Ba mẹ hãy hướng dẫn con khoanh tay và nói thật rõ ràng “Con chào cô”, “Cháu chào ông bà”,… bất kỳ lúc nào. Bạn cũng nên làm gương cho con bằng cách chào hỏi mọi người để bé nhìn thấy và bắt chước.
Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép càng sớm càng tốt sẽ tạo cho bé thói quen biết chào hỏi người lớn, từ đó bé sẽ hiểu rằng chào hỏi là một việc cần thiết và rất dễ dàng để thực hiện.
Dạy bé kỹ năng chúc Tết
Gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp là một phong tục ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Ngoài dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép, ba mẹ nên dạy bé thêm kỹ năng chúc Tết. Bé có những lời chúc hay và đáng yêu chắc chắn sẽ mang lại không khí vui vẻ cho cả nhà cũng như khiến ba mẹ “nở mũi” vì khéo dạy con.
Nếu bé còn nhỏ thì hãy dạy con những câu ngắn như “sống lâu trăm tuổi”, “sức khỏe dồi dào”, “làm ăn phát tài”, “an khang thịnh vượng”,… Để thể hiện sự lễ phép thì ba mẹ hãy dạy bé luôn biết khoanh tay khi chúc. Với những bé lớn hơn, ba mẹ có thể hướng dẫn hoặc dạy bé một bài thơ, bài vè chúc Tết thật hay thì sẽ càng thú vị.
Dạy trẻ phép lịch sự khi được cho lì xì
Biết nói cảm ơn
Cách dạy con ngoan ngoãn lễ phép: Đừng để mỗi lúc bé được cho lì xì là ba mẹ phải nhắc nhở: “Cảm ơn đi con”. Hãy rèn cho con thói quen biết cảm ơn người khác khi được cho bất kỳ thứ gì ngay từ hôm nay. Để trẻ hiểu được tầm quan trọng của câu nói “cảm ơn”, ba mẹ cũng nên làm gương cho con. Ví dụ khi bé lấy giúp bạn cái gì, hãy cảm ơn bé. Và khi bạn giúp trẻ thứ gì đó, nếu trẻ không cảm ơn, hãy nhắc nhở con ngay lập tức.
Thói quen nhận đồ vật bằng 2 tay
Ngoài lời cảm ơn, hãy dạy con thói quen luôn nhận đồ vật bằng 2 tay. Nếu bé không nghe lời, hãy phạt con không được nhận món đồ đó. Nếu bé quên, ba mẹ có thể nhắc cho đến khi bé quen và biết tự giác thực hiện.
Không mở phong bao lì xì ngay khi nhận
Sẽ rất khó xử cho cả ba mẹ và người khách nếu bé vừa nhận lì xì xong đã vội vàng mở bao, lôi tờ tiền ra và ríu rít khoe với mẹ. Tệ hơn có bé còn so sánh tiền của bao này ít hơn bao kia,… Để không gặp phải tình huống tréo ngoe đó, hãy giải thích cho bé ý nghĩa của phong bao lì xì là để chúc con may mắn, là quan trọng ở tấm lòng chứ không phải số tiền nhiều hay ít. Con không nên mở ra xem và càng không được đưa ra lời khen chê.
Với những bé bướng bỉnh không nghe, ba mẹ có thể dặn con những phong bao này để xua đuổi quỷ dữ khi con ngủ, vì vậy con không được xé bọc lì xì ra. Để thuận tiện hơn cho con, bạn hãy sắm cho bé một chiếc túi đeo xinh xắn hoặc cho bé mặc áo có túi để bé cất bao lì xì của mình vào.
Dạy trẻ ứng xử khi có khách đến nhà
Dạy con văn hóa ứng xử: Với trẻ còn nhỏ tuổi, ba mẹ hãy dạy bé biết lịch sự, lễ phép và luôn thể hiện thái độ vui vẻ khi có khách đến nhà. Khi ba mẹ đang nói chuyện với khách thì không được xen ngang hay nô đùa ầm ĩ. Nếu bé đã lớn thì ba mẹ hãy dạy con học cách tiếp đãi khách như mang nước và đồ ăn ra mời khách.
Khi tiễn khách, hãy dạy trẻ biết “chào cô chú về” hoặc thể hiện cảm tình như “cô chú lần sau lại tới nhà cháu chơi”, “cô chú về cẩn thận”,…
Xem thêm:
Yêu thương con đúng cách: Hãy dạy trẻ nằm lòng các kỹ năng cảnh giác với người lạ sau đây!
Dạy trẻ ứng xử khi đến nhà người khác
Cũng như việc ứng xử khi khách đến nhà chơi, việc dạy trẻ ứng xử khi dẫn con đến nhà người khác cũng vô cùng quan trọng. Dẫn con đến nhà người khác làm khách là một dịp rất tốt để dạy con nhiều kỹ năng ứng xử, vì vậy ba mẹ đừng ngại người khác đánh giá con mà luôn cho bé ở nhà.
Trước khi chuẩn bị đi đâu, hãy nói cho con biết và dạy con cách xưng hô, chào hỏi với người ở đó như thế nào để con không ngượng ngùng, sợ hãi khi đến chỗ lạ. Khi vào nhà người khác, ba mẹ hãy chủ động dẫn trẻ vào và giới thiệu trẻ để con có cơ hội được chào hỏi cũng như để con cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng hơn.
Ngoài ra, hãy dạy con biết lịch sự và thể hiện sự tôn trọng khi sang nhà người khác bằng cách ngồi ngoan ngoãn, vui chơi từ tốn với các bạn, không được quấy phá, nghịch ngợm, chạy nhảy trong nhà hay đạp lên tường và đồ đạc,…
Kết luận
Việc dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép cũng như ứng xử lễ độ, lịch sự trong ngày Tết là hành trang giúp con vững bước trong cuộc sống sau này và để con luôn nhận được sự yêu mến cũng như tôn trọng từ người khác. Chúc tất cả cả bậc phụ huynh sẽ thành công trên con đường dạy trẻ nên người.
Xem thêm:
- Chuyên gia tâm lý trẻ em gợi ý cách dạy con về lòng vị tha theo từng độ tuổi
- 5 Bí quyết dạy con về lòng trắc ẩn cha mẹ nên áp dụng
- Dạy con lòng từ bi có quan trọng không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!