Phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, mẹ nên làm gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo thống kê, có khoảng 2.5% đến 8.3% bé bị dây rốn quấn cổ và có đến 37% thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Dây rốn quấn cổ có ảnh hưởng đến việc hít thở của bé không? Mẹ nên xử lý như thế nào nếu phát hiện thai nhi rơi vào tình huống này?

Tràng hoa quấn cổ hoặc rau quấn cổ là tên gọi khác của hiện tượng này. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ.

Dấu hiệu nhận biết bé bị dây rốn quấn cổ 

Dây rốn (dây rau) được biết đến là một ống dẫn hai đầu. Ống dẫn này sẽ đưa dưỡng chất và oxy từ máu mẹ sang thai nhi. Đồng thời dây rốn cũng mang những sản phẩm chuyển hóa từ máu thai nhi sang máu mẹ để đào thải ra ngoài.

Nhiều mẹ bầu cho rằng: con thai máy bất thường là dấu hiệu nhận biết đúng nhất. Nhận định này cũng tương đối hợp lý. Nếu bị rau quấn cổ 1 vòng quá chặt, lưu lượng máu đến thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Thai nhi bị ngạt nên sẽ đạp nhiều bất thường và sau đó yếu dần.

Đến nay, chưa có dấu hiệu nào rõ ràng để giúp mẹ bầu biết được con mình có bị dây rốn quấn cổ 1 vòng hay nhiều vòng. Phương pháp phát hiện duy nhất chính là siêu âm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng

Chiều dài trung bình của dây rốn là khoảng 50-60cm. Dây rốn càng dài, nguy cơ dây quấn quanh cổ con 1 hoặc nhiều vòng càng cao. Trong trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra hiện tượng thắt nút.

Bên cạnh đó, những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị dây rốn quấn cổ là:

  • Do bé cử động nhiều: Những tháng đầu thai kỳ, thai nhi rất thích “dạo chơi” khắp ngõ ngách trong buồng tử cung. Đôi khi, việc dạo chơi lúc dây rốn đã dài vô tình khiến dây rốn bị rối, quấn vào cổ hoặc tay chân thai nhi.
  • Dây rốn mềm vào 3 tháng cuối: Sang tam cá nguyệt thứ 3, bé hay quay đầu xuống dưới. Lúc này dây rốn đã mềm hơn, dễ quấn vào thai nhi.
  • Mẹ vận động mạnh: Thai nhi có xu hướng quay đầu xuống khi mẹ làm việc quá sức. Tư thế này tạo điều kiện cho dây rốn dễ quấn vào cổ bé.
  • Dư ối hoặc đa ối: Đây cũng là nguyên nhân góp phần sẽ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không?

Tâm lý của bất cứ ông bố bà mẹ nào khi nghe con bị dây rốn quấn cổ là đều sợ hãi. Ai cũng sợ con mình sẽ không thở được vì cổ bị quấn lại. May mắn thay, thai nhi không hít, thở qua mũi và miệng. Ngược lại, dây rốn chính là nguồn cung cấp oxy và dưỡng chất. Do đó, dù bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, thai nhi cũng không quá vùng vẫy cố gắng để được thở.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, khi mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn cổ có thể khiến thai nhi bị treo trên cao. Bé sẽ khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài.

Nếu phát hiện sớm và được bác sĩ can thiệp kịp thời, hiện tượng này sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, Nhưng nếu dây rốn quấn quá chặt, bé sẽ không đảm bảo phát triển an toàn. Sau sinh, nếu bé có dấu hiệu co giật, chân tay run, mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

Đâu là giải pháp lúc này?

Mẹ bầu nên tránh xa những hoạt động này để hạn chế tối đa ảnh hưởng của dây rốn đến thai nhi:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bò ngay khi vừa ăn no hoặc khi đang mệt
  • Vận động quá nhanh
  • Lao động nặng quá sức
  • Ngồi ở tư thế “lười” như ngồi gù lưng hoặc tư thế nằm ngủ. Tư thế này khiến thai nhi bị chèn ép.

Nếu nhận thấy thai nhi có cử động bất thường, mẹ nên bình tĩnh theo dõi. Sau đó, nếu chưa ổn định lại, mẹ nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra ngay để kịp thời xử lý. Trong thực tế, khá nhiều bé tự tháo được dây rốn quấn cổ khi ở tuần thai thứ 18-25.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng là hiện tượng khá phổ biến. Mẹ bầu đừng quá hốt hoảng mà nên bình tĩnh theo dõi để đảm bảo thai kỳ mạnh khỏe và an toàn.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le