Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non - chìa khóa giúp con tự tin đến trường

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ba mẹ nên hiểu rằng việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất quan trọng. Kỹ năng sống giúp trẻ dần hình thành nhận thức, thái độ đúng đắn. Từ đó con sẽ hành động và phát triển theo hướng tích cực. Những kỹ năng sống trẻ tiếp nhận trong giai đoạn này sẽ hình thành nhân cách trẻ trong tương lai.

Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu dạy kỹ năng cho trẻ là lúc trẻ lên 3 tuổi. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà ba mẹ dạy những kỹ năng phù hợp.

Các kỹ năng sống sẽ giúp trẻ tự tin và hòa nhập nhanh hơn ở trường mẫu giáo

Dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ lên ba

Khi dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non, bố mẹ cần bắt đầu từ những kỹ năng cơ bản nhất. Trong đó, tự ăn là kỹ năng hàng đầu con cần thành thục. Ba mẹ nào cũng thương con vì thế thường có tâm lý làm thay cho trẻ.

Tuy nhiên, thương con như thế bằng mười hại con. Được ba mẹ, ông bà “phục vụ” thường xuyên khiến trẻ có tâm lý ỷ lại, thích sai phái.

Cho nên, dù không đành lòng, ba mẹ cũng nên hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng dưới đây. Thoạt đầu, trẻ còn vụng về nhưng ba mẹ hãy để mặc trẻ tự hoàn thiện dần.

Kỹ năng tự mặc quần áo

Tự mặc quần áo cũng là một trong những kỹ năng cần có của một đứa trẻ lên ba. Ba mẹ có thể chọn sẵn quần áo cho bé. Có bé còn không thích ba mẹ chọn cho mà đòi tự chọn. Ba mẹ hãy cứ để bé làm theo ý thích.

Có thể, cái áo mà bé chọn không “ăn nhập” gì với quần nhưng hãy mặc bé. Vì việc tự chọn trang phục sẽ khiến bé thích thú hơn trong việc tự mặc đồ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc của ba mẹ lúc này là quan sát cách bé mặc. Ba mẹ nên khen ngợi khi bé mặc đúng và hướng dẫn lại khi bé mặc sai.

Bé thích tự chọn trang phục và tự mặc

Kỹ năng tự ăn

Sai lầm của phần lớn ba mẹ, ông bà người Việt là không rèn cho trẻ tự xúc ăn. Lý do chủ yếu vì sợ trẻ làm rơi vãi, ăn ít, ăn chậm… Đặc biệt là những bé biếng ăn, tình trạng ba mẹ, ông bà đút ép rất thường xảy ra.

Tuy nhiên, ba mẹ nên để cho trẻ tự mình phục vụ nhu cầu ăn uống của bản thân. Vì đây là kỹ năng phát triển cần có của trẻ lên ba. Thậm chí, việc “loay hoay giải quyết” đồ ăn có khi lại khiến trẻ thích thú với bữa ăn hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kỹ năng tự vệ sinh

Trong chương trình ở các lớp mầm non, trẻ được dạy những kỹ năng này đầu tiên. Cô giáo sẽ dạy trẻ kỹ năng tự vệ sinh. Những kỹ năng này bao gồm: tự vào nhà vệ sinh và tiêu tiểu đúng nơi. Bé cũng biết tự rửa tay, rửa mặt và lau mặt.

Tuy nhiên, những kỹ năng này cần tập luyện thường xuyên. Ba mẹ nên phối hợp cùng cô giáo, hướng dẫn bé thực hiện thường xuyên cho đến khi thành thục.

Kỹ năng giao tiếp

Hãy khuyến khích trẻ làm quen, kết bạn và chơi đùa cùng bạn. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng khi dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Bởi nó sẽ giúp trẻ hòa nhập nhanh với trường lớp, bạn bè.

Khi trẻ cùng chơi với bạn, sẽ dần hình thành thói quen giao tiếp, hòa đồng trong trẻ. Đừng để con bị cô lập vì không biết cách kết bạn nhé bố mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ba mẹ cũng nên tập cho trẻ nói lời chào hỏi. Có khi trẻ không thực hiện nhưng đừng vì thế mà la mắng. Hãy khuyến khích trẻ cất lời chào. Ba mẹ cũng nên chủ động chào trước để làm gương cho trẻ.

Ba mẹ cũng nên dạy trẻ biết nói lời cảm ơn và xin lỗi. Đây là những quy tắc ứng xử rất quan trọng mà con cần sớm nắm vững.

Kỹ năng làm việc vặt

Trẻ lên ba chính là rất thích bắt chước hành động của người lớn, nhất là việc nhà. Vì thế, ba mẹ đừng tiếc lời khuyến khích khi thấy trẻ bắt chước quét nhà, sắp xếp bàn ghế… Ba mẹ nên chỉ dẫn thêm cho trẻ để trẻ hoàn thiện thêm các kỹ năng này.

Dạy kỹ năng cho trẻ từ 4-6 tuổi

So với trẻ 3 tuổi, trẻ từ 4-6 tuổi đã thành thục các kỹ năng tự phục vụ cơ bản. Với trẻ từ 4-6 tuổi, ba mẹ hướng dẫn thêm các kỹ năng nâng cao khác. Ví dụ như các kỹ năng: tự đánh răng, tự tắm rửa, cột dây giày, cầm đũa, đọc, viết…

Kỹ năng buộc dây giày

Cách đơn giản nhất để dạy bé kỹ năng buộc dây giày là ba mẹ làm mẫu. Hoặc có thể dạy bé thông qua các mô hình sách vải. Cho bé thực hiện kỹ năng này mỗi ngày một lần, bé sẽ nhanh chóng thành thục.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kỹ năng cầm đũa

Cầm đũa là kỹ năng khó đối với trẻ bởi kỹ năng này cần trẻ vận dụng sự khéo léo. Trẻ cần phải trải qua nhiều lần chật vật, gắp hụt, làm rơi rớt mới có thể thành thạo. Ba mẹ đừng vì thế mà la mắng con. Thay vào đó, hãy thường xuyên khuyến khích để trẻ dần tiến bộ.

Kỹ năng tự đánh răng, tự tắm rửa

Vệ sinh răng miệng là việc rất quan trọng đối với trẻ. Vì thế khi trẻ hai tuổi, ba mẹ bắt đầu đánh răng cho trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ không thể làm hộ trẻ mãi. Vì thế, khi bé thành thạo các kỹ năng tự phục vụ, ba mẹ nên tập cho bé tự đánh răng.

Có thể bé đánh răng không sạch như ba mẹ mong muốn nhưng ba mẹ nên để bé tự làm. Ba mẹ có thể đứng cạnh để hướng dẫn và nhắc nhở thêm.

Mẹ hãy dạy bé đánh răng đúng cách từ sớm nhé

Kỹ năng tự tắm rửa cũng vậy. Để bé tự tắm chắc hẳn sẽ không sạch như ba mẹ tắm cho bé. Trong khi bé tắm, những lần đầu ba mẹ có thể đứng cạnh nhắc bé những chỗ cần kì cọ. Dần dà, bé sẽ ghi nhớ và thực hiện tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kỹ năng đọc, viết

Đa số, trẻ bắt đầu học cách cầm viết khi lên ba. Lên bốn tuổi bắt đầu học viết các chữ cái. Kỹ năng này còn phát triển suốt thời gian trẻ học tiểu học nên nét chữ của trẻ sẽ hoàn thiện dần. Để phát triển kỹ năng đọc cho trẻ, khi bé bốn tuổi, ba mẹ nên thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe. Ba mẹ cũng nên mua những quyển sách nhiều tranh, có chữ đơn giản cho bé làm quen và tập đọc.

Bố mẹ hãy cố gắng dạy kỹ năng cho con trước khi vào mẫu giáo

Bước vào mẫu giáo, trẻ sẽ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ. Quan trọng hơn, con sẽ không còn ông bà và bố mẹ ở bên như trước. Vì thế bé cần biêt cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân cũng như hòa nhập với bạn bè.

Bố mẹ hãy tranh thủ giúp con hoàn thiện các kỹ năng kể trên. Như thế, bé sẽ sẵn sàng hơn để đến trường và học hỏi những điều thú vị mới.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng