Xã hội chúng ta đang sống có quá nhiều sự e dài, điều tiêu cực. Thế nhưng, vẫn luôn có cách để truyền cảm hứng, hướng đến những điều tích cực. Bất luận là xã hội hiện đại, tốt đẹp hay tồi tệ thế nào thì việc ngăn cản, thiếu những lời khuyến khích tích cực cũng sẽ ảnh hưởng đến những đứa trẻ. Làm thế nào để dạy con tự tin hơn? Hãy theo dõi nhé!
Làm cha mẹ, bản năng của chúng ta là bảo vệ con mình khỏi những điều xấu xa, đố kỵ, nhưng như thế chưa đủ, tốt hơn, chúng ta nên trang bị cho con cách đối diện với những người chỉ luôn sống trong hoài nghi, ngờ vực. Đó là lý do vì sao một trong những cách tốt nhất để giáo dục con là dạy con bước qua sự ích kỷ, chấp nhận rủi ro và thử thách dù thế giới này luôn cho là không nên.
Chuyên gia tham vấn Phyllis Fagell tại trung tâm Chrysalis cho rằng trẻ em ngày nay không được dạy cách thành công trong một thế giới có quá nhiều nghi ngờ. Cô đã đưa ra 10 cách để trẻ có thể thành công trong xã hội hiện đại. Đừng chần chờ thêm nữa, bạn hãy cho con công cụ để sống trong thế giới có quá nhiều điều ngăn cản.
Đánh cược vào bản thân
Dạy con tầm quan trọng của việc mong đợi những điều tốt đẹp từ chính bản thân con. Ngoài bố mẹ ra, có rất ít người mà con có thể trông cậy nếu muốn thành công. Vì thế, bố mẹ hãy giúp con hiểu rằng nếu con dựa vào chính mình, con mới có thể kiên trì và bền chí cho mục tiêu. Người duy nhất điều khiển suy nghĩ và hành vi của con chính là con.
Đừng để ai khiến con gục ngã
Trẻ con thường có những ước mơ to lớn và điều này chẳng có gì là sai cả. Bạn nên để con chạm đến những suy nghĩ ấy. Điều quan trọng nhất để chạm đến vì sao là đừng để những lời nói nghi ngờ, đố kỵ đánh gục con ở những bước đầu tiên. Hãy chuẩn bị tinh thần cho trẻ rằng con có thể bắt gặp những lời chế bai, phản bác bất cứ lúc nào nhưng quan trọng hơn hết, hãy tập trung vào đúng mục tiêu.
Tìm kiếm sự tha thứ, không phải sự cho phép
Trên bước đường của con, sẽ không ít lần cho phải nghe cầu: “Không!” hay “Chẳng thể làm được đâu!”. Hãy nói với con: “Nếu việc con làm là việc đáng làm, không trái đạo lý thì hãy cho mình cơ hội”. Dừng lại bao giờ cũng dễ hơn tiếp tục cố gắng.
Đặt bản thân vào vị trí thành công
Một chuyên gia tham vấn thời trung học của tôi thường nói rằng: “Nếu bạn không thích những người ở bên cạnh bạn thì hãy thay đổi họ bằng những người khác”. Lúc ấy, tôi cảm thấy câu ấy có vẻ ngớ ngẩn nhưng giờ tôi mới hiểu rõ.
Bạn nên dạy trẻ bài học tương tự. Thay vì bức bối, khó chịu với những lời không có tính xây dựng, trẻ có thể từ bỏ và tìm một nhóm mình được tôn trọng và thúc đẩy mình phát triển tốt hơn nữa.
Tập trung trên chặng đường dài
Một trong những yếu tố giúp chúng ta hoàn thành được chặng đường xa là hãy duy trì sự cân bằng, tập trung cá nhân. Khi có sự tập trung vào bản thân, hiểu nhược điểm, lợi thế và nỗ lực cá nhân, trẻ sẽ không bị phân tâm quá nhiều bởi những khó khăn.
Đứng lên ngay và tiếp tục sau cú ngã
Chuẩn bị cho con đối diện với tình huống thất bại. Qua thất bai, con cần hiểu đó là chuyện rất bình thường và không phải là kết thúc ước mơ. Học từ thất bại, con mới thành công. Nói cho con hiểu rằng nếu con không thành công ngay lúc đầu, con sẽ có cơ hội bắt đầu với nhiều kinh nghiệm hơn, chín chắn hơn.
Biết tổn thương cũng có ích
Fagell tin rằng tính dễ bị tổn thương là chìa khóa vô giá với sự thành công của trẻ. Mặt tích cực của việc dễ bị tổn thương ở chỗ đây là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo, nỗ lực. Những lời đóng góp mang tính xây dựng là cách giúp trẻ học và cải thiện mình. Dĩ nhiên, trẻ càng dễ bị tổn thương, lại càng dễ được kích hoạt ý chí nếu đi cùng đó là thái độ tích cực.
Giữ hình ảnh tích cực cho bản thân
Tự tin là bước đầu tiên để trẻ quyết tâm làm việc mình muốn làm. Vì vậy, hãy vun đắp thái độ tôn trọng chính bản thân của trẻ. Nếu trẻ không tin vào chính mình, không giữ hình ảnh tích cực của bản thân cho mình thì bất cứ ai cũng có thể khiến con sụp đổ khi chỉ ra những điều chưa hoàn thiện trong con.
Thực hành suy nghĩ tích cực
Fagell nói rằng vì chúng ta có đến hàng ngàn suy nghĩ trong ngày nên điều quan trọng là đừng lặp đi lặp lại những suy nghĩ tiêu cực quá nhiều lần. Bạn hãy dạy con cách quan sát suy nghĩ và chú ý nhiều hơn vào những suy nghĩ tích cực và giữ thái độ tích cực ấy trong cuộc sống.
Hãy thử sức và quen với việc bị gạt ra
Hãy cho con bạn thử sức, va chạm thật nhiều để con hiểu được mình đang đứng đâu, khả năng mình ra sao, nếu thất bại thì điều đó cũng là chuyện bình thường. Chiến thắng không phải là đích đến cuối cùng mà con biết được mình ở đâu mới quan trọng, mới giúp con tự tin hơn.
Xem thêm
- 4 bước và 6 bí quyết dạy con nên người mà không cần phải đánh mắng
- Tránh xâm hại tình dục – Dạy con quy tắc 5 ngón tay !
- Kinh nghiệm dạy con bảo vệ mình khi bị bạo hành của mẹ Việt