Dạy con tự lập trong trường giúp trẻ có sống trách nhiệm, định hướng được tương lai. Khi trẻ biết được mình muốn trở thành ai sẽ cố gắng ngay từ nhỏ. Thế nhưng, không phải ba mẹ nào cũng biết cách dạy con tự lập từ trong trường.
Vậy dạy con tự lập từ trong trường thế nào cho đúng? Ba mẹ hãy tham khảo qua bài viết sau đây nhé!
Lí do nên dạy con tự lập trong trường
Dù bạn cố bao bọc trẻ thế nào thì cũng không thể đi theo con suốt cuộc đời. Vì thế bạn cần dạy con tự lập ngay từ nhỏ để trẻ trở thành người sống không lệ thuộc. Đặc biệt trong trường học, việc tự lập sẽ có tác dụng rất lớn đối với trẻ.
Dạy trẻ độc lập chính là trao cho bé thông điệp: “Con có giá trị, hữu ích và có khả năng”. Bé học cách tự lập có ích cho việc học các kiến thức học thuật. Những điều bé đang học sẽ có thể được áp dụng vào những việc bé đang làm.
Lòng tự trọng của bé sẽ được nuôi dưỡng. Lòng tự trọng thực sự xuất phát từ những việc làm cho chính mình. Bé sẽ có đủ lòng can đảm và tự tin để thử làm những điều mới hay những việc khó khăn hơn.
Bé không ỷ lại vào người khác. Các bé phải biết tự học, tự làm việc và nhận được thành quả của mình. Tinh thần trách nhiệm của bé từ đó sẽ được nuôi dưỡng. Một người sống có trách nhiệm sẽ là công dân tốt cho xã hội.
Các bước dạy con tự lập trong trường
Nhà trường và gia đình cần tìm ra những phương pháp giáo dục kỹ năng sống từ 0-6 tuổi. Để rèn luyện tính tự lập ngay từ bậc học mầm non cho trẻ. Rèn luyện càng sớm càng có lợi cho trẻ.
Trẻ em từ 2 tuổi trở đi đã dần nhận thức được mọi thứ xung quanh, ở tuổi này nên dạy để thành thục những kỹ năng cơ bản
Dạy trẻ những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống
Ba mẹ phải dạy con tự lập sống dựa vào chính đôi tay của mình ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ em từ 2 tuổi trở đi đã dần nhận thức được mọi thứ xung quanh. Đây là giai đoạn quan trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Trẻ ở tuổi này nên dạy để thành thục những kỹ năng cơ bản như:
- Kỹ năng giữ vệ sinh: Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh. Nhiều trẻ 2 tuổi đã biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau khi đi vệ sinh. Hoặc cho quần áo bẩn vào máy giặt, bỏ rác đúng quy định, nhặt rác, dọn sau khi chơi xong,…
- Kỹ năng giúp đỡ người khác: Từ 2 – 4 tuổi bố mẹ nên cho trẻ biết giúp đỡ người khác là một việc tốt. Và nên được thực hiện thường xuyên. Những việc bé có thể giúp như bật quạt, bật tivi, lấy chén cơm, xách phụ đồ, tưới cây…
- Kỹ năng chăm sóc bản thân: Nếu bé biết tự thay quần áo, tự đánh răng, tự đi, tự ăn uống,… Bạn sẽ vô cùng bất ngờ về tính tự giác của bé sau một thời gian ngắn. Bé sinh hoạt giống như một người lớn, khiến cha mẹ không cần quá bận rộn để chăm sóc bé. Bé cũng rất vui vẻ khi được khen ngợi và tự làm việc của mình.
Ba mẹ cần kiên trì khi dạy con
Ba mẹ chính là những người hay mất kiên nhẫn khi chờ đợi con có thể tự lập. Khi trẻ cố gắng làm gì đó, ba mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi xem con làm đúng hay chưa. Dù khá khó khăn và mất thời gian cho việc này.
Đầu tư thời gian và thái độ là cách tạo cho con tương lai tốt mà cha mẹ có thể làm được. Lắng nghe lời nói và hành động của con cũng là phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi. dạy bé biết cách xử lý và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.
Thay vì xỏ giúp con, hãy lặng lẽ quan sát cách bé đang cố gắng mang giày vào chân. Bạn chỉ hướng dẫn cho bé khi thật sự cần.
Bé học cách tự lập có ích cho việc học các kiến thức học thuật
Tạo môi trường sinh hoạt có tính tổ chức
Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tính tự lập ở trẻ. Đặc biệt khi trẻ đến trường, việc tự lập ở đây sẽ không đơn giản. Lúc này, sự hợp tác của giáo viên và phụ huynh là cần thiết.
Phụ huynh dạy cho con những kĩ năng tự lập ở trường. Đến lớp giáo viên là người giám sát xem bé làm đúng hay chưa và sửa lại. Chính sự hợp tác này sẽ giúp bé giảm ỷ lại vào người khác. Bé phải biết tự soạn tập đi học, tự mang giày và để vào nơi quy định.
Những việc này dù nhỏ nhưng nếu ba mẹ không dạy bé sẽ không làm. Những việc nhỏ bé không làm được thì việc lớn càng khó để tự làm.
Giảm áp lực với trẻ
Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi vốn là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm ở trẻ. Những đứa trẻ non nớt và rất dễ tổn thương. Vì vậy, người lớn nên hạn chế tối đa áp lực và yêu cầu của mình với việc trẻ làm. Dù vô tình chê bai khi con làm sai cũng khiến trẻ cảm thấy chán nản. Hãy khích lệ, động viên và ghi nhận thành quả chúng đạt được.
Trên đây là những cách dạy con tự lập trong trường, bạn hãy tham khảo và thực hiện. Trẻ con rất nhạy cảm nên bạn đừng quá áp lực trẻ làm việc bạn muốn. Hãy để hành trình tự lập của con được tự do theo ý con muốn.
Xem thêm:
- KỸ NĂNG XÃ HỘI của trẻ quan trọng hơn điểm A ở trường
- Phương pháp giáo dục trẻ mầm non của Nhật Bản10 phim hoạt hình giáo dục cổ điển cho trẻ em
- 10 phim hoạt hình giáo dục cổ điển cho trẻ em