Dạy con biết chia sẻ với 4 bí quyết đơn giản từ thuở ấu thơ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay vì ra lệnh, ba mẹ hãy thử dạy con biết chia sẻ từ 4 cách đơn giản này thông qua các hoạt động hàng ngày và từ chính hành động làm gương của ba mẹ.

Cách dạy con biết chia sẻ trong cuộc sống hiện đại ngày nay

Có khi nào ba mẹ cảm thấy xấu hổ và khó chịu với tình huống này: Con nhất định không chịu chia sẻ đồ chơi hay món ăn cho bạn dù ba mẹ đã năn nỉ, ra lệnh, yêu cầu?

Với văn hóa phương Đông, chia sẻ là điều gì đó mà bạn bắt buộc phải làm (dù bạn không muốn) bởi gốc rễ của khái niệm “đùm bọc, chia sẻ, yêu thương” đã ăn sâu và nối tiếp qua nhiều thế hệ.

Nhưng với cách sự tiếp nhận văn hóa đa chiều như ngày nay, các phương thức giáo dục trẻ mới khuyến khích cách dạy con biết chia sẻ theo một hướng hoàn toàn khác. Ưu điểm của phương pháp này là giúp trẻ nhìn nhận việc chia sẻ như một điều tự nhiên của văn hóa giao tiếp.

Vì sao con không muốn chia sẻ?

Ở khía cạnh tâm lý, trẻ trong độ tuổi chập chững hoàn toàn chưa có ý thức về việc chia sẻ bởi lúc này con mới đang bắt đầu hình thành cái tôi. Trong não bộ của trẻ, từ đồ chơi, đồ ăn, thậm chí là đến bố mẹ cũng thuộc về “quyền sở hữu của trẻ”. Con chưa hiểu được nhu cầu “muốn có được” của người khác.

Chính vì vậy mà ba mẹ cần hiểu được điều này và dần dần đan xen những bài học chia sẻ ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ, giúp con hình thành nền tảng nhân cách tốt trong tương lai.

Bí quyết dạy con biết chia sẻ yêu thương từ thuở ấu thơ 

Chia sẻ là một khái niệm khá phức tạp với trẻ nhỏ. Con sẽ không thể hiểu được vì sao đây là đồ của mình và con phải đưa chúng cho người khác. Việc bắt ép con với những lời như “Con hư quá, sao không chia cho bạn?” hay “Nếu con không chia cho bạn, mẹ sẽ phạt con”, … nghe thật vô lý nếu trẻ không nhận thức được chia sẻ thực sự mang lại ý nghĩa như thế nào với chính con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay vì ra lệnh, ba mẹ hãy thử dạy con biết chia sẻ từ 4 cách đơn giản này thông qua các hoạt động hàng ngày và từ chính hành động làm gương của ba mẹ.

1. Dạy con biết sẵn sàng và tự nguyện với việc chia sẻ thông qua trò chơi

Ba mẹ có thể bắt đầu điều này thông qua các trò chơi hàng ngày với con. Một trong những trò chơi được nhiều nhà tâm lý đánh giá cao là dạy trẻ biết xếp hàng và chờ đến lượt mình.

Thay vì đưa con nhiều đồ chơi, ba mẹ chỉ cần chuẩn bị một món đồ và nói với con rằng, chúng mình sẽ lần lượt cùng nhau chơi nhé. Con chơi trước. Khi con chơi xong sẽ đến lượt ba (mẹ) hoặc bạn gấu bông.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dần dần, thông qua trò chơi thứ tự như vậy trẻ sẽ nhận ra rằng việc chơi với món đồ trước mặt mình cùng một người khác là điều hoàn toàn vui vẻ. Trẻ sẽ chấp nhận nó và học được cách tự nguyện chia sẻ chúng với người khác.

2. Làm gương cho con thông qua sinh hoạt hàng ngày 

Thực tế là, không cách dạy hiệu quả nào bằng chính hành động của ba mẹ đối với trẻ. Mỗi khi có thứ đồ gì đẹp mắt, món ăn ngon, … ba mẹ hãy chia đều và nói với bé rằng ba mẹ rất vui khi được chia sẻ những điều đó với trẻ.

Cùng trẻ đi mua đồ và mang đến biếu ông bà, họ hàng hay bạn bè của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức được rằng chia sẻ là một hành động tốt có thể đem lại niềm vui cho cả người cho đi và người được nhận.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Tập hỏi trẻ về nhu cầu muốn chia sẻ của con 

Hãy hỏi mượn bé trước khi bạn lấy 1 món đồ nào đó của bé, và yêu cầu những người khác, kể cả các bé khác, cũng làm như thế. Khuyến khích bé cho mượn, nhưng phải tôn trọng quyết định của bé nếu bé kiên quyết nói “không”.

Ngược lại, bạn cũng yêu cầu bé phải tôn trọng sở hữu của các bạn khác, của những người khác trong gia đình và luôn nhắc bé hỏi mượn trước khi lấy đồ của ai đó. Khích lệ, nhưng không ép bé phải nhường, phải chia sẻ.

4. Khen ngợi con đúng lúc

Tâm lý của trẻ là điều gì bạn khen ngợi con nhiều, con sẽ nghĩ rằng hành động đó thật tuyệt vời và con sẽ tiếp tục chúng. Trái lại hành động nào con bị phớt lờ và nhắc nhở, con sẽ không muốn lặp lại nữa.

Ba mẹ đừng quên khen trẻ mỗi khi con biết chia sẻ thứ gì đó với ba mẹ, người thân hay bạn bè của mình. Nếu trẻ đút cho ba mẹ ăn, thay vì nói “Con cứ ăn đi, mẹ no rồi” thì hãy nhanh chóng đón nhận và khen bé “Cảm ơn con vì đã biết chia sẻ đồ ăn cho mẹ. Mẹ rất vui khi thấy con làm điều này, …”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mỗi lời khen của ba mẹ sẽ là động lực hiệu quả nhất để bé thấy rằng chia sẻ thực sự là một điều tốt đối với con.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương