Bí quyết dạy con 2 tuổi để bé phát triển thông minh, toàn diện

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy con 2 tuổi như thế nào luôn là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm để con ngày càng phát triển toàn diện, thông minh, khôn lớn và biết cách lắng nghe hơn.

2 tuổi là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ về hành vi, cảm xúc, ngôn ngữ và kỹ năng vận động của trẻ. Con bắt đầu biết quan sát, tò mò về những điều xung quanh, rất dễ nổi nóng và giận dỗi vô cớ nên cha mẹ nên hiểu rõ những chuyển biến về tâm, sinh lý của trẻ để có thể chăm sóc, dạy dỗ bé đúng đắn.

Sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ 2 tuổi

Bước vào tuổi thứ 2, mẹ sẽ thấy bé trở nên ích kỷ, muốn chiếm hữu, không muốn chia sẻ đồ chơi của mình với người khác. Rất khó để nắm bắt được tâm lý của bé lúc này: lúc vui vẻ, hòa đồng nhưng cũng có thể trở nên cáu gắt, giận dỗi trong phút chốc…

2 từ “không”, “của con chứ” gần như là câu cửa miệng của bé. Bé muốn khẳng định sự độc lập, cá tính của bản thân, đôi khi là không nghe lời khiến cha mẹ cảm thấy khủng hoảng vì không thể chỉ bảo bé theo ý của mình.

Khả năng ngôn ngữ của bé cũng có sự phát triển rõ ràng. Bé có thể hát được những bài hát mầm non đơn giản, thuộc các bài vè, bài thơ, tự chơi và trò chuyện như 2 người bạn. Đặc biệt, nếu mẹ để ý sẽ thấy giọng điệu của bé tương đối giống cách nói chuyện của mẹ hoặc bố, ông, bà – những người mà bé thường xuyên tiếp xúc. Khả năng bắt chước sẽ làm cho mọi người cảm thấy khá kinh ngạc.

Nuôi dạy con 2 tuổi như thế nào?

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con phát triển khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của con mà cha mẹ nên có riêng cho mình những bí quyết để nuôi dạy con phát triển toàn diện nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phát triển kỹ năng vận động cho trẻ

Kỹ năng vận động của trẻ 2 tuổi đã có sự phát triển vượt bậc. Bé không chỉ đi mà còn rất thích chạy, nhảy, múa hát. Giai đoạn này bé luôn muốn vận động, chân tay và cơ thể chúng không chịu ngồi yên tại chỗ. Các hoạt động như đi bộ, chạy xe thăng bằng, xe lắc…không chỉ giúp bé phát triển hoàn thiện hệ cơ xương mà hoạt động bên ngoài còn giúp bé khám phá thế giới xung quanh, làm quen được với những người bạn mới.

Ngoài kỹ năng vận động thô, cha mẹ đừng quên các hoạt động, trò chơi phát triển vận động tinh cho bé như: xâu chuỗi hạt; nhận biết màu sắc, chữ số; ghép hình… Các trò chơi giúp kích thích não trái phát triển và mang lại nhiều lợi ích về học tập, xã hội sau này của bé.

Trò chuyện với con để phát triển khả năng ngôn ngữ, giao tiếp

Nói chuyện, đọc sách cùng con… là cách nhanh nhất để nâng cao vốn từ vựng và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Bạn hãy kể lại từng hoạt động xảy ra trong ngày cho con nghe, bé sẽ rất hứng thú với câu chuyện mỗi ngày của mẹ. Và áp dụng ngược lại bằng cách hỏi trẻ về 1 ngày vừa qua: hôm nay con đã ăn gì, đi chơi ở đâu, đi chơi với ai… Thông qua cách này bé sẽ học được cách miêu tả lại các sự vật sự việc và biết thêm nhiều từ mới.

Các bậc cha mẹ nên hình thành thói quen đọc sách cho trẻ bằng cách lựa chọn các loại sách có in hình ảnh, màu sắc rõ nét sẽ giúp đẩy mạnh trí tưởng tượng cũng như khả năng nhận biết sự vật bằng hình ảnh của trẻ. Và hơn thế nữa, thông qua những thông điệp được truyền tải cha mẹ có thể dạy con về những bài học cuộc sống đầu tiên.

Phát triển cảm xúc

Giai đoạn này, trẻ luôn bộc lộ cảm xúc của mình 1 cách tự nhiên, bộc phát từ cử chỉ, giọng nói, thái độ giận dỗi, không vừa lòng thậm chí ăn vạ. Vì vậy, ba mẹ cũng không nên quá phức tạp để phán đoán trạng thái cảm xúc của bé. Ngay cả khi bé cảm thấy không vui, không thoải mái vì 1 điều gì đó, bạn cũng không cần tỏ ra quá sốt sắng để an ủi, vỗ về mà để trẻ tự trải qua cảm giác không vui đó. Đừng giải quyết mọi vấn đề giúp con vì việc đó đồng nghĩa với bạn đang đánh mất cơ hội giúp bé trải nghiệm các cảm xúc của riêng mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, mẹ nên tận dụng các sự việc diễn ra hằng ngày để giúp bé diễn tả cảm xúc và học cách kiểm soát và quan trọng nhất là không đổ lỗi. Ví dụ, bé chẳng may va vào bàn, rất nhiều người sẽ lập tức dỗ dành con và “đánh chừa cái bàn này”. Mẹ hãy giúp bé nhận ra lỗi tại con không chú ý nên bị va vào bàn, chứ bàn không cố tình làm con đau và con hoàn toàn không nên nổi giận mà “đánh bàn”. Ngoài việc chia sẻ cảm xúc còn giúp bé phân biệt được đúng sai, điều rất cần trong cuộc sống sau này của trẻ.

Dạy con 2 tuổi như thế nào? Dạy trẻ tự làm những việc trong khả năng

Từ 2 tuổi trẻ đã có thể làm việc nhà đơn giản như lau bàn, lấy đồ vật giúp mẹ… có rất nhiều việc vặt trong nhà phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tự rửa tay, đi giày, khóa áo, cất dọn đồ chơi đúng chỗ… mẹ hãy dậy cho bé tự thực hành những kỹ năng này. Và đừng quên khen ngợi và nói yêu con sau khi hoàn thành công việc. Việc này rất quan trọng để giúp trẻ tự tin hơn. Kể cả khi con làm chưa tốt, vẫn nên có sự khuyến khích. Nhờ thế chúng sẽ tự tin để làm tốt hơn lần sau.

Hãy dạy con bằng tình thương, sự nghiêm túc và làm gương cho con trong mọi việc. Tuyệt đối không nên chê bai con kém cỏi, dù con còn nhỏ nhưng những lời nói như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý, làm con thấy tự ti hơn.

Lời kết

“Khủng hoảng tuổi lên 2” không khó vượt qua như ba mẹ vẫn thường nghĩ. Đây còn là thời điểm vàng để giúp bé định hướng được phong cách sống và có trí thông minh vượt trội nên ba mẹ hãy không nên bỏ qua những bài học đầu đời dành cho con. Hy vọng bài viết trên đã giúp ba mẹ biết cách dạy con 2 tuổi như thế nào để con trở thành 1 đứa trẻ thông minh, nhanh nhẹn nhưng không kém phần tình cảm, nhân ái.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

 Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi