Bé có bản tính lãnh đạo, mẹ nên giao tiếp thế nào để không trở thành hống hách?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số đứa trẻ được sinh ra với bản tính lãnh đạo tự nhiên. Nhưng bé cần được dạy cách làm chủ bản tính của mình mà không hống hách với người khác. Đây là 9 cách ứng xử tích cực để dạy bé hống hách mà không mất đi khả năng lãnh đạo của bé.

“Con chọn hình con sẽ vẽ. Sau đó mẹ sẽ chọn hình mẹ muốn vẽ”

Đây là câu mẹ nên nói khi bé nằng nặc đòi mẹ phải vẽ hình nào, sử dụng màu sắc nào. Khi bé đòi hỏi điều đó, bé đang đòi được chỉ huy thời gian vẽ của hai mẹ con.

Bất kì khi nào bé muốn chỉ huy cách bố mẹ chơi với bé, bé cần được nhắc nhở rằng hoạt động nào thì bé được quyền kiểm soát. Khi chỉ có hai người, việc bé đòi hỏi mẹ có thể dễ thương và vô hại.

Nhưng bé đang học cách chơi và giao tiếp xã hội. Mẹ cần nhẹ nhàng hướng dẫn giúp bé bớt hống hách trong những hoạt động sau này.

“Con chỉ cần chịu trách nhiệm về bản thân mình thôi”

Nói bé hống hách có thể khiến bé xấu hổ. Vì thế mẹ có thể nhẹ nhàng giải thích rằng con không cần phải cố gắng kiểm soát người khác.

Hãy thử nói điều gì đó tích cực để con hiểu: “Con không thấy sẽ thoải mái hơn khi con chỉ cần lo cho bản thân mình sao?”.

“Mẹ không vui khi con bảo mẹ phải làm cái gì”

Nếu mẹ bực mình khi con cứ sai khiến mẹ phải làm gì khi chơi, hãy nhẹ nhàng nói với con rằng mẹ không vui.

Con có thể cảm nhận khi mẹ bực mình, nhưng sẽ không biết vì sao. Mẹ hãy giải thích với con rằng sẽ vui hơn khi cùng nhau chơi và không sai khiến người khác phải làm gì. Hãy hỏi con có vui không nếu mẹ bắt con phải ghép Lego theo cách mẹ muốn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Con đang bảo mẹ phải làm gì đó”

Đôi khi, mẹ chỉ cần giúp con ý thức được hành vi của con. Thế là đã đủ để con dừng những thói xấu của mình. Đặc biệt là nếu bạn đã nói chuyện với con về hành vi đó, mẹ có thể nhắc lại để con nhớ.

Nếu mẹ đã trò chuyện với con về vấn đề hống hách nhiều lần, con sẽ nhớ ra ngay lập tực. Vì thế mẹ hãy nhắc con khi con sai khiến mẹ. Mẹ nên cố gắng giữ tông giọng trung lập nhất có thể.

“Bạn có thể tự lựa chọn. Con muốn chọn cái gì?”

Bất kì khi nào trẻ ra lệnh cho bạn bè, anh chị em  họ hàng, mẹ hãy nhắc trẻ rằng mỗi người đều có quyền đưa ra lựa chọn riêng. Dần dần, bạn có thể nói những đứa trẻ khác tự đưa ra yêu cầu với con rằng hãy để chúng tự lựa chọn.

“Con sẽ là mẹ. Mẹ sẽ là con”

Cho con thử là người chỉ huy. Sau đó mẹ có thể đảo ngược vai trò lại và để con trải nghiệm cảm giác thế nào khi bị người khác sai khiến.

Đóng vai là một cách rất tốt để bé thử những tình huống khác nhau. Và bé sẽ biết được cảm giác thế nào khi đặt mình vào người khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ hãy dành 20 phút mỗi ngày để cho trẻ tự quyết định nên chơi gì. Một khoảng thời gian ngắn được chỉ huy cũng sẽ giúp bé thỏa mãn nhu cầu được kiểm soát người khác.

“Con có cách nào khác để yêu cầu điều đó không?”

Bé sẽ cần luyện tập nhiều lần để bé biết cách nhờ vả một cách lịch sự. Bé thường không cố ý bất lịch sự khi yêu cầu “Con muốn sữa!” thay vì hỏi lịch sự.

Một trong những cách tốt nhất để dạy bé đức tính tốt là làm mẫu. Ba mẹ có thể làm mẫu để trẻ biết cách để nhờ vả, thay vì yêu cầu người khác.

Dạy bé hống hách bằng cách từ chối nếu bạn muốn

Mẹ nên để trẻ tự giải quyết những mâu thuẫn và những tình huống trong cuộc sống. Nhưng mẹ có thể góp ý cho trẻ. Nếu con đang tỏ ra hống hách với bạn hay họ hàng, hãy nhắc nhở con rằng con có thể gợi ý người khác làm gì, nhưng họ có quyền từ chối.

“Đi chơi với anh họ của con nào”

Nếu bé là đứa trẻ duy nhất trong nhà, hoặc là anh cả, chị cả, mẹ hãy tìm cách để bé được chơi với những đứa trẻ lớn. Khi chơi với trẻ lớn hơn, bé tự động chuyển vai trò trở thành một em nhỏ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhờ đó bé được trải nghiệm cảm giác khi người khác sai khiến mình. Tất nhiên không phải đứa trẻ nào lớn hơn cũng sẽ làm vai trò lãnh đạo trong khi chơi.

Nhưng chỉ cần được thử những vị trí khác nhau, bé sẽ giải quyết các tình huống tốt hơn. Với những câu nói nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, mẹ hoàn toàn có thể dạy bé hống hách cách để giao tiếp hiệu quả hơn.

Đừng nên nói thẳng rằng bé “hách dịch” để tránh khiến con xấu hổ. Nhờ một chút khéo léo từ mẹ, con vẫn sẽ quyết đoán và có khả năng lãnh đạo nhưng không hống hách, khiến người khác ghét.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Quỳnh Hoa