Dạy bé 1 tuổi thông minh như thế nào thì đúng chuẩn? Làm thế nào để “con mình” thành “con nhà người ta”? Bố mẹ cập nhật ngay nhé!
Tâm lý và tầm nhận thức của bé 1 tuổi
Sau 1 năm đầu đời, bé có nhiều phát triển vượt bậc về thể chất lẫn trí tuệ.
Bé có thể chập chững đi, cầm nắm chạm mọi thứ mình muốn. Vì thế, bé sẽ tiếp nhận thế giới xung quanh hoàn toàn chủ động. Ý thức được mọi thứ bên cạnh mình, bé hay tò mò và chú ý đến hết thảy những gì trong tầm mắt.
1 tuổi là lúc bé ý thức được cái tôi cá nhân. Nếu thực sự quan sát kỹ, bố mẹ sẽ thấy tính cách bé đã khéo léo bộc lộ trong thời gian này. Nhút nhát, rụt rè, hiếu động, … sẽ được thể hiện qua những phản ứng trong cuộc sống hàng ngày.
Biểu cảm của bé cũng sinh động hơn: vui vẻ, cười tươi với người quen, cau mày khi không hài lòng, …
Lợi ích khi dạy bé từ lúc 1 tuổi
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Những gì bố mẹ dạy ở giai đoạn này sẽ là những viên gạch đầu tiên, đặt nền tảng vững chắc lâu dài.
Hành trình khám phá thế giới của bé sẽ hiệu quả hơn nếu được bố mẹ định hướng ngay từ buổi đầu. Cùng con đọc sách, cùng con tìm hiểu đồ vật quanh mình, … đồng hành cùng con sẽ giúp bố mẹ nắm bắt và can thiệp kịp thời tốc độ lớn lên của con.
Gửi con đi nhà trẻ cũng là một hướng giáo dục thông minh. Thay đổi môi trường sẽ tăng khả năng thích nghi và mang đến cho bé nhiều trải nghiệm quý giá.
3 cách dạy bé 1 tuổi thông minh bố mẹ không nên bỏ qua
“Nghiêm khắc” không đồng nghĩa với “khắc nghiệt”
Dùng đòn roi, bạo lực là những phương pháp dạy con phản giáo dục. Khi bị đánh đau mà không được giải thích, bé sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực. Không chỉ không tự nhận thức được sai sót của mình, bé có xu hướng thu mình lại trước mọi thứ.
Dùng lời nói từ tốn kết hợp ngôn ngữ cơ thể để rèn giũa con là một gợi ý cho bố mẹ. Tâm lý bé sẽ thoải mái tiếp nhận sự dạy dỗ của bố mẹ. Bé sẽ hiểu được lỗi sai để tránh lặp lại.
Tuy nhiên, bố mẹ đừng quá dỗ dành bé. Nghiêm nghị trong từng lời nói, cử chỉ sẽ khiến bé có trách nhiệm với hành động của mình hơn. Từ đó, bé cũng tránh lặp lại sai lầm cũ.
Lời nói đi đôi với hành động
Trí nhớ của bé 1 tuổi rất tốt. Lúc này, bé như một tấm gương phản chiếu lại những gì xung quanh. Bất cứ những lời nói, hành động nào của bố mẹ cũng in vào trí nhớ của bé.
Do đó, bố mẹ hãy dành thời gian bên bé nhiều hơn. Chú ý lời nói, hành động để tránh ảnh hưởng đến bé.
Khi muốn tập cho bé làm gì, bố mẹ nên vừa dạy bằng lời nói vừa thực hành song song. Như thế, bé sẽ dễ hiểu, nhớ lâu hơn.
Nếu được, bố mẹ hãy chia ra từng bước nhỏ để bé có thể dễ dàng nhớ và làm theo. Trí nhớ non nớt 1 tuổi không phải là máy quay để có thể nhớ ngay một thao tác mới với nhiều công đoạn đâu mẹ nhé!
Thường xuyên động viên con
Tâm lý con người, ai cũng thích được khen. Tất nhiên, chẳng ai muốn nghe câu la mắng. Trẻ con cũng vậy. Đặc biệt, bé 1 tuổi rất nhạy cảm với bất cứ biểu hiện tâm lý nào của bố mẹ.
Bố mẹ vui khiến bé cũng vui theo. Nếu bố mẹ nhăn nhó, trong lòng bé cũng hồi hộp thấp thỏm lo âu.
Trong suốt quá trình phát triển, chắc chắn sẽ có lúc bé chưa hiểu hết ý bố mẹ. Hoặc có thể bé hiểu sai nên làm sai. Khi trẻ chưa làm được điều gì, đừng vội la mắng. Bố mẹ sẽ khiến bé ngại tìm hiểu và sợ sai.
Nếu bé làm tốt, bố mẹ đừng tiếc lời khen ngợi động viên nhé! Được vỗ tay khuyến khích khi thực hiện được hành động nào đó, bé sẽ rất vui. Hứng thú học hỏi cũng tăng lên theo!
Bố mẹ hãy dành thời gian để có dạy bé 1 tuổi thông minh hơn! Sẵn sàng đồng hành cùng con khôn lớn, bố mẹ nhé?
Xem thêm:
- Dạy trẻ 1 tuổi thông minh hơn với bí kíp từ các chuyên gia
- 5 yếu tố tạo nên trí thông minh ở trẻ nhỏ mẹ không nên bỏ qua!
- 8 bí mật về cách nuôi dạy con thông minh mà bạn nên biết