Mẹ bầu bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Bất cứ biểu hiện khác thường nào trong cơ thể cũng khiến mẹ bầu hết sức lo lắng. Nếu mẹ đang trải qua những cơn đau nhói bất ngờ ập đến ở vùng bụng dưới thì cần hết sức chú ý nhé, vì đây có thể là biểu hiện nguy hiểm của một vài biến chứng thai kỳ!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai là hiện tượng phổ biến nhưng cũng nên lưu ý vì là dấu hiệu của biến chứng. Hầu hết các cơn đau bụng dưới bên trái sẽ không tăng lên và chóng qua nhanh, nhưng một vài trường hợp sẽ được xem là nguy hiểm.

  • Nguyên nhân gây đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai
  • Những biến chứng khi mang thai đau bụng dưới bên trái
  • Cách giảm cảm giác đau bụng khi mang thai

Theo Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ chuyên khoa Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết: Có rất nhiều nguyên có thể dẫn đến tình trạng đau bụng dưới ở phía bên trái như những bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản, hệ thống tuần hoàn, hệ thống bài tiết, hệ tiêu hóa,....

Đối với các chị em nằm trong độ tuổi sinh sản, những cơn đau mạnh ở khu vực bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu cho thấy các bệnh lý liên quan đến khả năng sinh sản như: thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, sảy thai, u nang buồng trứng hay bị bệnh u xơ tử cung,... Khi bắt gặp các dấu hiệu trên xuất hiện với mình thì điều chị em nên làm là đến ngay các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám cụ thể, nhằm tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh để sớm có hướng điều trị phù hợp nhất!

Nguyên nhân gây đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai

Phôi thai bám vào tử cung

Khi trứng được thụ tinh, phôi thai sẽ tiến đến tử cung để làm tổ. Trong quá trình làm tổ, phôi nang trứng bám vào niêm mạc tử cung, đây là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy đau bụng dưới và căng tức bụng. Đồng thời, sẽ có thể xuất hiện một vài giọt máu, hay còn được gọi là máu báo thai.

Dãn dây chằng

Có một hệ thống dây chằng và mô dày bao quanh tử cung và bụng của bạn, trong đó có dây chằng tròn. Dây chằng này trải dài từ phần trước của dạ con đến bẹn của bạn. Sự gia tăng của kích thước tử cung khi thai nhi lớn khiến cho hệ thống dây chằng của các mẹ liên tục căng dãn và dầy lên.

Sự kéo căng này sẽ khiến bụng dưới bạn bị căng tức và đau. Các cơn đau thường xuất hiện bên phải bụng, nhưng một số người lại cảm thấy đau bụng dưới bên trái, hoặc cả hai bên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể xem:

Thay đổi hormone khi có thai

Do hormone thay đổi nhiều, các dây chằng ở khuỷu tay và đầu gối cũng trở nên yếu hơn. Khi phải di chuyển nhiều, hoặc khi xách đồ nặng, áp lực xuống phần bụng dưới cũng sẽ tăng lên, dẫn đến những cơn đau âm ỉ.

Cơn gò Braxton Hicks

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, khoảng tuần thứ 20, những cơn gò tử cung xuất hiện báo hiệu cơ thể bạn đang khởi động cho việc chuyển dạ. Các cơn co thắt Braxton Hicks tương đối ngắn (chỉ vài giây đến vài phút) và không đều. Đây là hiện tượng chuyển dạ giả và tử cung sẽ không nở rộng. Hãy uống đủ nước vì thiếu nước cũng là nguyên nhân gây nên cơn gò Braxton Hicks. Ngoài ra, thay đổi vị trí ngồi hay nằm xuống sẽ giúp những cơn đau giảm dần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những biến chứng khi mang thai đau bụng dưới bên trái

Bong nhau thai

Khi nhau thai tách (một phần hoặc hoàn toàn) khỏi tử cung trước khi em bé chào đời sẽ gây đau bụng dữ dội và dai dẳng cũng như đau lưng và chảy máu âm đạo. Trường hợp này rất nguy hiểm cho mẹ và bé. Hãy đến ngay bệnh viện. Bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi.

Mang thai ngoài tử cung

Thai nằm ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài. Thai có thể nằm ở vòi tử cung (hay gặp nhất) hay ở cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.

Đây là một trường hợp nguy hiểm, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay. Ngoài việc đau bụng dưới, hiện tượng này có những dấu hiệu khác là chảy máu âm đạo, đau vai, chóng mặt và ngất xỉu. Bác sĩ sẽ thực hiện việc chẩn đoán bằng siêu âm và xét nghiệm máu.

Sẩy thai

Nếu sẩy thai thường kèm theo co thắt, âm đạo chảy máu kèm theo giảm đột ngột các triệu chứng mang thai. Chảy máu sẩy thai kéo dài nhiều ngày và ngày một nặng dần, kèm theo cục máu đông. Đây là hiện tượng nghiêm trọng, hãy bình tĩnh và liên hệ ngay với bác sĩ bạn nhé. các cơn căng tức, đau không giảm, đặc biệt là bụng cuộn đau từng cơn kèm theo đó là ra máu tươi, máu đóng cục…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiễm trùng đường tiểu

Mẹ bầu ngoài đau bụng dưới còn cảm thấy tức khó chịu kèm theo đau vùng bàng quang. Đau rát nóng khi đi tiểu hay đi tiểu thường xuyên… Bệnh này có thể gây nhiễm trùng thận, sinh non, sinh bé nhẹ cân.

U nang buồng trứng

Thông thường, một vài u nang buồng trứng có thể xuất hiện tự nhiên ở giai đoạn đầu thai kỳ để hỗ trợ cho bào thai cho đến khi nhau thai được hình thành. Tuy nhiên, u nang cũng có thể xuất hiện cho đến hết thai kỳ. Một vài trường hợp buồng trứng bị xoắn hoặc nang vỡ ra sẽ gây biến chứng, đau đớn dữ dội.

Bạn có thể xem:

Nguyên nhân bà bầu đau bụng dưới và cách khắc phục

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiền sản giật

Đây là biến chứng gây ra bởi dư lượng protein trong nước tiểu và vấn để về huyết áp. Biểu hiện: đau căng vùng bụng, đau liên tục kèm theo cảm giác buồn nôn. Nó sẽ dẫn đến nguy hiểm đến sức khỏe cho cả mẹ và bé, thậm chí gây tử vong.

Cách giảm cảm giác đau nhói bụng dưới bên trái

  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây
  • Bổ sung khoáng chất
  • Luyện tập thể thao đều đặn
  • Massage nhẹ nhàng, tắm nước ấm và hạn chế mặc quần áo bó sát
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ vì tăng nguy cơ táo bón, gây đau bụng khó chịu
  • Không đứng quá lâu, cố gắng nghỉ ngơi nhiều

Mẹ bầu nên bình tĩnh nhưng không được chủ quan khi mang thai đau bụng dưới bên trái. Hãy theo dõi cơ thể và nếu có những biểu hiện kèm theo như chảy máu âm đạo, tăng huyết áp, nôn,…thì phải đến bệnh viện ngay.

Nguồn tham khảo: Đau bụng dưới bên trái ở nữ có đáng lo? - Vinmec

Xem thêm:

 Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu