Đau lâm râm bụng dưới có phải có thai? Các bác sĩ sản khoa khuyên bạn nên kết hợp theo dõi với các dấu hiệu khác kiểm tra lại chính xác thời điểm quan hệ cũng như chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Đau lâm râm bụng dưới có phải có thai không?
Có vô số phụ nữ cũng giống như bạn. Khi đang trong quá trình chuẩn bị mang thai thì mỗi dấu hiệu đều khiến bạn hồi hộp và vui mừng. Đau lâm râm bụng dưới cũng là một trong số đó.
Bởi đây được xem như tín hiệu sớm của quá trình thai đang làm tổ. Các bác sĩ sản khoa đã giải thích về hiện tượng này như sau:
Sau khi quá trình thụ thai diễn ra, thai nhi sẽ nhanh chóng di chuyển vào tử cung và làm tổ. Quá trình làm tổ của thai nhi có thể gây ra những hiện tượng đau tức bụng dưới, đau râm ran. Quá trình này sẽ diễn ra trong vài ngày và các triệu chứng có thể giảm dần khi thai đã bám vào tử cung và làm tổ.
Mặc dù vậy, để tránh trường hợp “mừng hụt” hay quá nôn nóng khi thấy que thử thai chưa lên 2 vạch, bạn cần kết hợp xác nhận với các dấu hiệu khác cũng như nhớ được chính xác thời điểm quan hệ và chu kỳ kinh nguyệt của mình nữa.
Bạn cần nhớ lại thời điểm quan hệ và chu kỳ kinh nguyệt của mình
Quá trình thụ thai được tính từ khi trứng thụ tinh tới khi phôi thai làm tổ được ở trong tử cung. Sau khi thụ tinh khoảng từ 3 – 4 ngày, trứng bắt đầu di chuyển ra khỏi ống dẫn trứng để đi vào tử cung, tìm nơi làm tổ.
Chính vì vậy, để kết quả thử thai chính xác nhất thì chị em nên đợi khoảng 10-15 ngày sau quan hệ, đặc biệt là quan hệ vào đúng ngày rụng trứng. Nếu tính toán, để ý và quan hệ vào đúng ngày rụng trứng thì khả năng mang thai sẽ rất cao.
Còn đối với việc quan hệ vào khoảng thời gian khác thì những dấu hiệu mang thai sẽ mất thời gian hơn để xác minh việc có mang thai hay không, thông thường sẽ phải chờ đến ngày kinh mới xác định được.
Quan sát các dấu hiệu mang thai sớm khác
Đau lâm râm bụng dưới có phải có thai? Nếu mang thai, cơ thể chị em sẽ có những dấu hiệu thay đổi điển hình mà bạn hoàn toàn có thể nhận ra nếu như bạn hiểu rõ về cơ thể mình, đặc biệt là chu kỳ kinh nguyệt.
Chậm kinh
Đây được biết là dấu hiệu mang thai tuần đầu phổ biến nhất. Tuy nhiên, một số phụ nữ kinh nguyệt không đều thì dấu hiệu chậm kinh cũng khó xác định.
Ngoài ra, khi bạn căng thẳng, stress, mệt mỏi, dùng thuốc… đều có khả năng ảnh hưởng đến kinh nguyệt . Do đó, những dấu hiệu tiếp theo dưới đây cũng là gợi ý bạn có thể có thai.
Chảy máu âm đạo
Máu báo thai chính là dấu hiệu của quá trình trứng và tinh trùng đã gặp nhau và thụ tinh thành công. Khi phôi thai làm tổ sẽ khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương, điều đó gây nên hiện tượng xuất huyết chảy máu ra ngoài âm đạo.
Nếu quá trình thụ thai thành công, sau khoảng 7 – 10 kể từ thời điểm quan hệ thì sẽ thấy xuất hiện máu báo. Máu báo thường rất dễ gây hiểu nhầm với máu của chu kỳ kinh nguyệt, khi bất ngờ thấy máu báo dính ở quần sẽ khiến cho chị em lầm tưởng rằng đó là máu của kỳ kinh đã tới, nên thường không biết là mình đã mang thai.
Bầu ngực căng tức
Nếu bạn cảm giác ngực căng tức, vòng một ngày càng to hơn và nhũ hoa dần sậm màu, trở nên thâm, đen hơn bình thường, tĩnh mạch nổi hẳn lên thì có thể bạn đã có thai. Vì đây là dấu hiệu mang thai sớm thường thấy và dễ nhận biết nhất.
Thân nhiệt thay đổi
Khi mang thai hormone progesterone tiết ra nhiều hơn làm nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn bình thường một chút, gần giống nhiệt độ cơ thể trong những ngày rụng trứng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể mình, bạn có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này.
Ngoài những dấu hiệu trên, một số phụ nữ còn thấy cơ thể mệt mỏi hơi, đi tiểu nhiều hơn, chuột rút, … nhưng cũng có người không hề có biểu hiện rõ rệt cho đến khi xét nghiệm máu hoặc siêu âm.
Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn khi đau lâm râm bụng dưới có phải có thai vẫn sẽ là kiên nhẫn chờ đợi, quan sát các dấu hiệu cơ thể và sử dụng que thử thai vào thời điểm phù hợp.
Xem thêm:
- 12 Dấu hiệu mang thai chính xác nhất trong tháng đầu tiên
- Đau bụng dưới khi mang thai – nguyên nhân và cách xử trí!
- 10 dấu hiệu mang thai mẹ bầu nào cũng trải qua