12 nguyên nhân gây đau đớn khi "yêu" có thể khiến bạn giật mình

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau khi quan hệ tình dục không phải là hiếm gặp, hầu hết các nguyên nhân đều có thể dễ dàng khắc phục. Nhưng cơn đau xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu cho thấy một vấn đề nghiêm trọng hơn đang diễn ra.

Đau khi quan hệ tình dục là chuyện rất đỗi bình thường, ai cũng đều cảm thấy đau nhói khi không bôi trơn đủ. Kết quả khảo sát cho thấy, có khoảng 12 đến 16 phần trăm phụ nữ bị đau triền miên khi quan hệ tình dục. Mặt khác, có nhiều người trải qua cơn đau định kỳ.

Làm gì nếu bị đau khi quan hệ tình dục?

Nếu bạn cảm thấy đau khi đang ân ái, bạn phải thật chú ý. Đầu tiên, hãy xác định xem cơn đau chỉ thoáng qua hay liên tục trong ba lần quan hệ. Tiếp theo, hãy phân tích tình huống khi cơn đau xảy ra:

  • Bạn có đang bị bệnh gì, dùng thuốc gì trong thời điểm đó không?
  • Tư thế quan hệ có đủ thoải mái không?
  • Tình cảm vợ chồng của bạn vẫn tốt đẹp chứ?
  • Bạn có bị nhiễm trùng hay không?
  • Bạn đang ở thời điểm nào của chu kỳ nguyệt san?

Đáp án cho các câu hỏi trên sẽ giúp bác sĩ phụ khoa của bạn chẩn đoán chính xác hơn những gì đang xảy ra trong cơ thể bạn.

12 lý do phổ biến nhất khiến bạn cảm thấy đau khi quan hệ tình dục

Bạn không đủ “ướt át”

Có nhiều nguyên nhân khiến âm đạo bị khô. Dùng thuốc tránh thai thời gian dài hoặc tắm nước nóng trước khi “yêu” là hai nguyên nhân thường gặp khiến bạn thiếu độ ẩm khi quan hệ vợ chồng.

Bạn đã quá căng thẳng?

Khi bạn đang gặp áp lực công việc, các mối quan hệ xã hội, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và kém hào hứng hơn khi quan hệ giường chiếu. Hoặc có thể đây là lần đầu ân ái sau khi mang bầu và sinh con một thời gian dài, khiến bạn lo lắng về chuyện ấy hơn mọi khi. Lời khuyên cho bạn: hãy giữ tâm trạng thật thoải mái trước khi “vào cuộc”!

Do các sản phẩm chăm sóc cá nhân

Một thủ phạm chính khác là một số sản phẩm chăm sóc cá nhân, như dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc nước hoa vùng kín… Những sản phẩm này thường chứa đầy hóa chất có thể gây kích ứng cho vùng da siêu nhạy cảm trên âm hộ và bên trong âm đạo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào khi sử dụng, hãy hỏi ý kiến ​bác sĩ phụ khoa. Đặc biệt lưu ý, nếu bạn bị kích ứng với các sản phẩm này, hãy ngừng sử dụng ngay và đi kiểm tra ngay lập tức.

Rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng

Nhiễm nấm candida và nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm cho chuyện chăn gối thực sự không thoải mái. Mặc dù hai bệnh này khá dễ điều trị, nhưng việc ân ái có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Bác sĩ phụ khoa có thể sẽ khuyên bạn tạm ngưng quan hệ tình dục trong khi bạn đang điều trị nhiễm trùng. Nếu cơn đau không thuyên giảm, bạn nhất định phải tái khám để bác sĩ theo dõi. Nếu cơn đau lan sang bàng quang và biện pháp kháng sinh không hiệu nghiệm, bạn sẽ cần được chẩn đoán lại.

Nội tiết tố thay đổi

Nội tiết tố thường thay đổi vào thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh. Nhưng nếu bạn còn trẻ, nguy cơ cao là do thiếu hụt estrogen. Đi kèm với cảm giác khô rát khi quan hệ, chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng là một dấu hiệu của bệnh lý này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm da tiếp xúc

Đây là một rối loạn về da có ảnh hưởng đến âm hộ. Tình trạng này khá phổ biến, do cơ thể phản ứng lại với chất bôi trơn hoặc xà phòng thơm. Để tránh tình trạng này, bạn nên dùng sản phẩm chuyên biệt cho vùng nhạy cảm, và ngưng dùng ngay khi cảm thấy đau rát khi quan hệ.

Táo bón hoặc đầy hơi

Cả hai vấn đề này, đặc biệt là đầy hơi, có thể gây đau vùng chậu khi quan hệ. Tuy nhiên, nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nếu bị đau thường xuyên, hãy báo cho bác sĩ của bạn.

Viêm âm đạo

Trong một số trường hợp, cơn đau vùng nhạy cảm xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu của một vấn đề mãn tính như viêm âm đạo. Tám mươi phần trăm nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục ở phụ nữ là do căn bệnh này. Nó gây đau khi vùng chữ Y bị kích động dưới bất kỳ hình thức nào, ngay cả khi dùng tampon.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bạn thường xuyên bị đau vùng kín trong các hoạt động thường ngày, hãy kiểm tra để biết chắc chắn liệu mình có bị viêm âm đạo hay không, để được điều trị sớm.

Co rút cơ vùng chậu, viêm vùng chậu

Đau khi quan hệ tình dục cũng có thể là một dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như viêm bàng quang kẽ hoặc hội chứng bàng quang đau. Tình trạng này có thể khiến cơ bắp bị rút ngắn hoặc hoạt động quá tải. Bạn có thể tìm đến nơi trị liệu vật lý xương chậu để cải thiện tình hình.

Vấn đề liên quan đến sinh nở

Nếu bạn từng sinh em bé, đã cắt tầng sinh môn hay mổ vùng đáy chậu dễ có nguy cơ đau rát khi quan hệ. Tình trạng này có thể kéo dài vài tháng. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc, phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu.

Lạc nội mạc tử cung

Triệu chứng đầu tiên là đau vùng chậu trong giai đoạn nguyệt san. Cơn đau tăng dần theo thời gian, kéo dài đến sau khi hết kinh và trong lúc đang quan hệ vợ chồng. Bệnh này thường bị nhầm lẫn với hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy, táo bón hoặc viêm vùng chậu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có một vấn đề khác không được chẩn đoán

Dù không bị vấn đề nào kể trên, bạn vẫn nên lắng nghe cơ thể mình, nhận biết giới hạn của sự an toàn. Nếu cảm thấy bất kỳ điều gì vượt qua giới hạn đó, bạn phải hết sức lưu ý. Trên hết, đừng bao giờ phớt lờ cơn đau.

Quan trọng hơn, nếu bác sĩ cho rằng bạn đang làm quá vấn đề hoặc lo lắng quá nhiều về bản thân, hãy đổi ngay một bác sĩ có thể lắng nghe và hiểu những điều bạn cần.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mingboong