4 Dấu hiệu trẻ mọc răng sớm mà mẹ ít để ý

Bé được coi là mọc răng sớm nếu trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời (thậm chí từ lúc mới sinh), nướu của bé xuất hiện mầm răng đầu tiên. Mọc răng sớm ở trẻ có thể do yếu tố di truyền hoặc tuỳ thể chất của từng bé nên các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu trẻ mọc răng sớm thường kèm theo các phản ứng khó chịu cho bé, nhất là với những bé ở độ tuổi 4-5 tháng. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm sốt nhẹ, tiêu chảy, chảy nước dãi nhiều,... mẹ cần lưu ý những biểu hiện này để chăm sóc bé. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để đoán biết tình trạng mọc răng của con và có cách xử trí hợp lý nhé.

  • Thế nào là mọc răng sớm ở trẻ ?
  • Dấu hiệu trẻ mọc răng sớm
  • Cần làm gì khi bé mọc răng sớm?

Thế nào là mọc răng sớm ở trẻ ?

Theo thống kê, dấu hiệu mọc răng sớm ở trẻ sơ sinh trung bình từ 6 tháng tuổi bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, 12 tháng tuổi trẻ có khoảng 6 răng, đến 24 tháng tuổi đã mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa, chia đều ở hàm trên và hàm dưới.

Thông thường, khi trẻ đạt 6 tháng tuổi hoặc có thể muộn hơn một vài tháng sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Trước khi răng bắt đầu nhú lên khỏi lợi, trẻ sẽ xuất hiện những biểu hiện như sốt nhẹ, lợi sưng to, biếng ăn. Do khi răng nhú lên phần lợi sẽ bị nứt ra khiến trẻ bị đau và khó chịu nên trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn và dẫn đến sụt cân. Chính vì thế, khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu mọc răng, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ sang những loại thức ăn mềm hơn, vỗ về trẻ nhiều hơn để giúp trẻ vượt qua được khoảng thời gian mọc răng.

Như vậy, bé được coi là mọc răng sớm nếu trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời (thậm chí từ lúc mới sinh), nướu của bé xuất hiện mầm răng đầu tiên. Mọc răng sớm ở trẻ có thể do yếu tố di truyền hoặc tuỳ thể chất của từng bé nên các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng.

Bạn có thể xem:

Lịch mọc răng của trẻ và lưu ý chăm sóc bé trong giai đoạn này

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu trẻ mọc răng sớm

1. Sốt nhẹ

Đây là dấu hiệu trẻ mọc răng thường thấy nhất bé của cơ thể khi trung tâm điều hoà thân nhiệt (nằm ở não bộ) của bé chưa phát triển. Những cơn sốt do mọc răng của bé thường kéo dài khoảng 2-3 ngày và thân nhiệt của bé ở mức 38 độ C.

Trong trường hợp nướu răng của bé bị viêm, bé có thể sẽ sốt cao hơn. Người lớn có thể theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé để nhận biết bé sốt do mọc răng hay do nguyên nhân khác.

2. Tiêu chảy nhẹ (tướt mọc răng)

Kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, bé có thể sẽ đi tiêu sền sệt. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của mỗi bé, việc đi tướt có thể xảy ra khoảng 3-4 lần một ngày. Những triệu chứng này cũng chỉ kéo dài trong 2-3 ngày mà thôi.

3. Chảy dãi nhiều là dấu hiệu bé mọc răng sớm

Dấu hiệu trẻ mọc răng sớm

Bé sẽ chảy nước miếng nhiều hơn, do khi nướu sưng đau, nước bọt tiết ra nhiều để làm mát và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, ước miếng khô làm cho phần da tiếp xúc với nước miếng khô theo và bé có thể bị nổi mụn xung quanh miệng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Ngứa nướu

Nhìn bằng mắt thường, chúng ta có thể thấy được phần nướu của bé bị sưng đỏ hơn bình thường, thậm chí khi sờ tay vào sẽ có cảm giác cứng hơn. Phần nướu này đang nứt để nhường chỗ cho răng mọc và gây cho bé cảm giác rất ngứa. Bé có thể sẽ muốn cho tay vào miệng ngậm, muốn nhai/ nghiến vật gì đó cứng hơn…

Bạn có thể xem:

Trẻ sốt do mọc răng bao lâu thì khỏi và lời khuyên dành cho mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cần làm gì khi bé mọc răng sớm?

  • Khi con có biểu hiện sốt

Thường sốt mọc răng không làm cho bé sốt cao quá 38 độ C và chỉ kéo dài 2-3 hôm, nên việc cho bé uống thuốc hạ sốt là không cần thiết. Thay vào đó, bạn nên cho bé bú nhiều cữ sữa hơn vì bé dưới 6 tháng tuổi, cơ quan tiêu hoá còn chưa phát triển để tiếp nhận thức ăn cứng hơn. Sữa mẹ sẽ giúp bé có đủ dinh dưỡng để chống lại sự viêm nhiễm từ bến ngoài, cũng như giúp bé hạ thân nhiệt.

Bạn cũng nên thường xuyên lau người cho bé bằng khăn ấm, bé sẽ hạ sốt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu bé sốt trên mức này thì người lớn nên đưa bé đến phòng khám để bác sĩ tư vấn liều thuốc hạ sốt phù hợp nhất với bé.

  • Theo dõi việc bé đi tướt mọc răng

Tương tự, việc đi tướt của bé cũng sẽ không quá nghiêm trọng. Phân của bé sẽ hơi sệt sệt và bé đi ngoài khoảng 3-4 lần trong ngày. Nếu bé đi quá số lần trên và phân lỏng hơn bình thường, bé của bạn có thể không sốt do mọc răng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Vệ sinh nướu và miệng cho bé

Sau mỗi lần bạn cho bé ăn sữa, bạn nên lấy bàn chải phù hợp để làm sạch nướu cũng như lưỡi của bé, làm giảm khả năng bé bị sâu răng hoặc bị tưa lưỡi. Phần da xung quanh miệng bé cũng nên thường xuyên được làm sạch bằng khăn mềm để tránh nổi mụn.

Cha mẹ có thể làm lạnh ti giả/ vòng ti hoặc đồ chơi bằng chất liệu silicon dành cho trẻ sơ sinh, rồi cho bé ngậm. Cái lạnh sẽ làm dịu đi cơn ngứa mà không làm tổn thương phần nướu của bé. Bạn cũng có thể vệ sinh tay sạch sẽ, sau đó lót tay bằng miếng gạc sạch hoặc quấn đầu ngón tay bằng tấm vải xô mềm rồi mát xa nhẹ nhàng nướu cho bé, bé sẽ dễ chịu hơn nhiều và sẽ đỡ quấy khóc hơn.

Hãy hiểu rằng cơ thể bé đang có những thay đổi bên trong và đòi hỏi những phản ứng cần thiết. Những triệu chứng kể trên có thể khác nhau với từng bé, nhưng hầu hết trẻ mọc răng đều trải qua những vấn đề này. Phụ huynh cần kiên trì tìm hiểu và giải quyết từng triệu chứng trong những ngày bé hơi “khó chiều” nhé.

Nguồn tham khảo: Cách chăm sóc trẻ mọc răng - Vnexpress

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Việt Nam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Thanh Hằng